Toàn bộ chi phí đầu tư cho Dự án PPP tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng được nhà đầu tư Thái Lan đề xuất tự thu xếp với số vốn khoảng 800 triệu USD.
|
Dự án đường sắt Hà Nội - Hải Phòng đang được thực hiện. |
Vào chiều ngày mùng 10/4 vừa qua, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đã có buổi làm việc với đơn vị thực hiện việc nghiên cứu đầu tư, xây dựng Dự án đường sắt Hà Nội - Hải Phòng là Công ty liên doanh gồm Công ty TNHH Phát triển Công Italian Thai (ITD), Công ty Đầu tư & khai thác cảng (IMP) cùng các đối tác tài chính khác.
Phó chủ tịch của ITD Vunchai Demake cho hay, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng sẽ có một hoặc nhiều kho nội quan (ICD), kho trung chuyển hàng hóa (RFT), cơ sở hạ tầng đường sắt, hệ thống thiết bị được đặt ở cảng Đình Vũ để phục vụ dịch vụ đường sắt.
Thời gian xây dựng được dự kiến sẽ là 3,5 năm, kể từ khi việc giải phóng mặt bằng được hoàn thành và bản thiết kế thi công công trình được phê duyệt. Dự kiến, thời gian quản lý và khai thác của sự án sẽ là từ 30-35 năm. Theo kế hoạch dự kiến, giai đoạn 1 của dự án sẽ tiến hành triển khai 1 đường ray 1,435m theo tiêu chuẩn quốc tế. Đến giai đoạn tiếp theo, sẽ tiếp tục thực hiện xây dựng đường ray đôi và hệ thống tự động hóa.
Nguồn tài chính cho dự án được Liên doanh ITD và IMP tiến hành tự dàn xếp từ các tổ chức tài chính quốc tế và từ phía địa phương. Đồng thời, đơn vị thực hiện sẽ có đầy đủ quyền quyết định về vấn đề giá cước vận tải hành khách cũng như hàng hóa trong thời gian vận hành và bảo trì theo giá của thị trường.
Còn các khoản chi phí về quản lý dự án (PMU), cho phí cho kỹ sư tư vấn độc lập, cho việc di dời các tiện ích trên dọc tuyến hành lang (nếu có) sẽ do phía Chính phủ Việt Nam chịu trách nhiệm. Đồng thời, sẽ hỗ trợ cho đơn vị liên doanh trong việc tìm kiếm vị trí và thỏa thuận chi phí thuê đất cho cảng ICD. Tại khu vực Hà Nội, trước mắt nhà đầu tư đã đề xuất chọn nút giao Thanh Trì với QL5 là vị trí của cảng ICD.
Chủ tịch IMP, ông Lê Quang Lãm cho biết, hiện năng lực của tuyến đường sắt cũ là rất hạn chế mà áp lực lên tuyến lại rất lớn. Vì vậy, Công ty ITD Thái Lan đã đề xuất ý tưởng đầu tư thực hiện kế hoạch hiện đại hóa đường sắt Việt Nam, trước hết là tuyến Hà Nội - Hải Phòng với chiều dài khoảng 100 km.
Trước đó, vào ngày 13/2, sau khi cuộc họp giữa Chủ tịch ITD với Bộ trưởng Đinh La Thăng kết thúc, hợp đồng liên doanh giữa công ty Thái Lan ITD và doanh nghiệp của Việt Nam đã được ký kết là IMP. Trong thời gian tháng 4 này, sẽ có quyết định cụ thể về việc lựa chọn tư vấn quốc tế và tư vấn địa phương. Cũng ngay trong tháng 4 sẽ bắt đầu thực hiện nghiên cứu tiền khả thi, đến tháng 6/2015 sẽ được hoàn thành. Nghiên cứu khả thi sẽ được thực hiện vào quý IV/2015, khi báo cáo tiền khả thi được phê duyệt. Và khi nguồn vốn được thu xếp xong, thì công trình sẽ bắt đầu được triển khai thi công, thời gian dự kiến là vào quý II/2017.
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nói: Chính phủ luôn ưu tiên các chủ trương liên quan đến việc kêu gọi đầu tư cho hạ tầng đường sắt nói riêng và ngành giao thông nói chung. Và để dự án Hà Nội - Hải Phòng đi đúng hướng, thì các trưởng nhóm nghiên cứu sẽ có những trao đổi theo định kỳ 2 tuần. Bản thân Thứ trưởng sẽ sắp xếp tổ chức cuộc họp hàng tháng với các bên liên quan để nắm bắt tiến độ triển khai của dự án.