Các nhà đầu tư chờ đợi vào sự khởi sắc hơn trong 2012, bởi
năm con Rồng được kỳ vọng sẽ mang theo nhiều điều may mắn, tốt lành. Đầu Xuân
mới, các chuyên gia bất động sản đã có những chia sẻ nhận định về thị trường
năm nay.
Các nhà đầu tư chờ đợi vào sự khởi sắc hơn trong 2012, bởi năm con Rồng được kỳ vọng sẽ mang theo nhiều điều may mắn, tốt lành. Đầu Xuân mới, các chuyên gia bất động sản đã có những chia sẻ nhận định về thị trường năm nay.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng
Mặc dù năm 2011, Chính phủ đã đưa ra những mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội song khó khăn còn chưa hết. Vì vậy kinh tế năm 2012, Chính phủ cũng không đặt mục tiêu tăng trưởng cao - kiềm chế lạm phát nhưng tăng trưởng hợp lý và điều này sẽ tác động ngay đến thị trường BĐS năm 2012. Hiện nay chúng ta đang khó khăn thì năm 2012 vẫn tiếp tục khó khăn, ít nhất là trong 6 tháng đầu năm.
Ông Phan Thành Mai, tổng thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam
2012 tiếp tục là một năm khó khăn về nguồn vốn đối với các DN. Về kinh tế vỹ mô, dự báo của ADB, tăng trưởng GDP Việt Nam dự kiến là 6% và chỉ số tiêu dùng CPI được kiểm soát khoảng 10% cho năm 2012. Các doanh nghiệp BĐS sẽ tiếp tục thiếu hụt nguồn vốn và tìm kiếm các cơ hội hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt các đối tác khu vực Châu Á đặc biệt Đông Nam Á. Dự báo hết 2011 tăng trưởng tín dụng là 12% và M2 là 10%. Như vậy chúng ta có cơ sở để tin tưởng lạm phát sẽ kiểm soát tốt trong 2012 và mức tăng trưởng tín dụng có thể lại được tăng vào 2012.
Một yếu tố quan trọng tích cực cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường BĐS nói riêng đó là Kiều hối dự báo cho toàn 2011 rất tích cực, khoảng 9 tỷ USD cho cả năm. Trong đó có 1 tỷ trọng lớn luôn dành cho thị trường BĐS. Với đà tăng trưởng này, dự báo năm 2012, kiều hối vẫn là một nguồn bổ sung tích cực cho thị trường BĐS Việt Nam. Với chủ trương tại chỉ thị 2196/CT-TTg liên quan đến thị trường BĐS và trong đó đặc biệt NHNN sẽ thực hiện việc nới lỏng tín dụng cho thị trường BĐS một cách phù hợp, đồng thời các cơ hội trong 2012 như phân tích trên được thực hiện, thì chúng ta có cơ sở tin tưởng, vào quý IV năm 2012, thị trường BĐS có thể sẽ ấm lên và khởi sắc.
GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT
Năm 2012 là năm chuyển dịch, tái cấu trúc và phần thị trường giá rẻ sẽ tăng lên và nhà cao cấp sẽ giảm xuống, trong quá trình nhà đầu tư phải chủ động giải quyêt vấn đề đó. Hy vọng rằng gần nửa cuối của năm, thị trường sẽ ấm lên ở khu vực giá rẻ, giao dịch có thể tăng vì một số dự án giảm giá cộng với việc những dự án nhà thu nhập thấp được cấp vốn thêm tăng thêm nguồn cung nhà ở giá rẻ. Hiện nay, riêng giải quyết nhà giá cá đang tồn động không phải đơn giản.
Xu hướng giảm giá chắc chắn sẽ diễn ra, nhất là những nhà đầu tư đoản vốn chắc chắn sẽ phải hạ giá, còn những nhà đầu tư có sức khoẻ tốt, trường vốn thì có thể giữ hàng đến mộtlúc nào đó khi thị trường phục hồi thậm chí khi hiện tượng đầu cơ sẽ quay trở lại thì lúc đó họ sẽ hy vọng được giải thoát. Mỗi một nhà đầu tư tùy theo tiềm lực tài chính của mình mà tiêu lượng những giải pháp cho phù hợp.
Tôi hy vọng năm 2012 cung giá rẻ sẽ tốt hơn và cơ hội để người lao động bình thường có thể với tới được. Còn câu chuyện thị trường cũng phải có thời gian chứ không thể một lúc mà tốt lên ngay được.Năm 2012, thị trường có diện mạo mới đó là sự chuyển hoá thị trường, từ khu vực đầu cơ giá cao sang khu vực nhà giá rẻ.
Ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó giám đốc, Trưởng bộ phận nghiên cứu và tư vấn CBRE Việt Nam
Với thu nhập khoảng 2.000 USD/năm/người ở HN thì phân khúc hạng trung sẽ là phân khúc phù hợp với xu hướng của người tiêu dùng hơn và cũng là phân khúc quan trọng trong năm 2012.
Với những chủ đầu tư đã đưa ra nhữg sản phẩm cao cấp cần có nhìn nhận, điều chỉnh để những người có thu nhập trung bình có thể tiếp cận, bằng cách giảm giá, thiết kế căn hộ có diện tích nhỏ để tổng giá trị thanh toán nhỏ đi, như thế chủ đầu tư sẽ tiếp cận được khách hàng dễ hơn.
Ông Trương Chí Kiên - Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc về kế hoạch của Him Lam Thủ đô
Thị trường vẫn tiếp tục trầm lắng ít nhất trong hai quý đầu năm 2012. Hy vọng từ các quý sau thị trường sẽ ấm lên và chỉ diễn ra ở phân khúc trung bình và thấp. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế vĩ mô, tỷ lệ lạm phát và đặc biệt là tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Tại sao lại phụ thuộc đặc biệt vào tính thanh khoản của ngân hàng, vì thị trường bất động sản phụ thuộc vào lãi suất, muốn lãi suất hạ thì thanh khoản của ngân hàng phải tốt.
Ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty tư vấn bất động sản Sohovietnam
Chắc chắn năm 2012 có nhiều dự án bất động sản sẽ phải bán. Nói chung các dự án hiện nay đã cầm cự trong năm vừa rồi và cấu trúc lại nguồn vốn nhưng sẽ còn rất nhiều khoản tài chính của họ đáo hạn vào quý 1, quý 2 năm 2012, điều đó sẽ là áp lực cho chủ đầu tư dự án buộc phải bán đi dự án hoặc hợp tác đầu tư. Năm 2012 sẽ là năm có nhiều thương vụ M&A liên quan đến bất động sản, nếu thị trường tiếp tục không có đầu ra.
Ông Park Chun Seon, tổng giám đốc công ty Inpyung
Hiện tại thị trường bất động sản Việt Nam đang ở giai đoạn trầm lắng nhưng đất nước nào cũng vậy, trong tiến trình phát triển, luôn có trầm lắng và đi lên. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật này. Khi bước qua giai đoạn trầm lắng, bất động sản sẽ có những bước phát triển lớn hơn. Tôi tin rằng, khoảng tháng 3-4 của năm 2012, thị trường sẽ ấm dần lên và đến cuối năm 2012, sẽ có bước phát triển đột phá hơn.
Mọi người cứ lo nguồn cung bất động sản căn hộ tại Hà Nội thừa nên khó bán hàng nhưng thực tế thị trường bất động sản trầm lắng thời gian qua, nhiều công ty thiếu vốn đề đầu tư xây dựng, hàng loạt dự án bất động sản đã dừng tiến độ. Vì thế, số ít dự án mà chủ đầu tư có năng lực tài chính, thi công với công nghệ tiên tiến, giữ đúng lời hứa bàn giao với khách hàng, có sản phẩm ra thị trường vào lúc này vẫn không khó khăn trong cạnh tranh.
Tôi cho rằng, nhiều dự án căn hộ cao cấp tại Hà Nội chưa xứng đáng với tên gọi. Ngoài việc xây dựng khu đô thị quy mô lớn, các tiện nghi, chất lượng dịch vụ phục vụ cuộc sống chưa tương xứng. Thời gian tới, vấn đề chất lượng quản lý, phí dịch vụ hợp lý sẽ là một tiêu chí quan trọng của người tiêu dùng. Đây cũng chính là một chỉ báo cho các nhà đầu tư trong việc làm vừa lòng khách hàng.
Theo đó, thành phố sẽ xây dựng các chương trình, kế hoạch, dự án để triển khai thực hiện cụ thể. Trong đó, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch; quy hoạch thành lập các quận mới; đẩy nhanh các dự án thực hiện chỉnh trang đô thị và phát triển các đô thị mới… Đây là một trong những nhiệm vụ chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu phát triển và quản lý đô thị của Hải Phòng, quá trình thực hiện các nhiệm vụ này sẽ tạo ra những cơ hội mới cho các dự án đầu tư BĐS và tạo sự hỗ trợ tích cực cho thị trường BĐS Hải Phòng phát triển mạnh mẽ hơn. Đặc biệt, với việc tiếp tục chọn chủ đề “Năm đô thị và an toàn giao thông” sẽ có thêm nhiều yếu tố thuận lợi để khắc phục tình trạng khó khăn hiện nay.
Ông Đàm Quang Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Đà Nẵng
Thị trường BĐS được kỳ vọng sẽ sôi động trở lại trong nửa cuối năm 2012. Bên cạnh những ưu thế đã định hình từ "bao nhiêu năm cũ" thì cú hích cho BĐS Đà Nẵng vào năm tới là dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Dự án này sẽ tăng sức hút đối với người dân, du khách và các nhà đầu tư, tạo nên tiền đề và động lực cho việc phát triển BĐS du lịch, nghỉ dưỡng và sinh thái.
Ông Nguyễn Văn Dược, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội BĐS Cần Thơ
Năm 2011 đã qua để lại dấu ấn đầy thử thách khó khăn. Bước sang năm 2012 có những tín hiệu bước đầu mở ra tháo gỡ cho ngành BĐS. Nhưng thực tế vẫn còn nhiều khó khăn do Nghị quyết 11 về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội còn tiếp tục thực hiện.
Các cơ chế của Thủ tướng Chính phủ bước đầu mở ra cho thị trường bất động sản phát triển do lạm phát từng bước được kiềm chế lãi suất giảm dần, van tín dụng đang hé mở cho nhà đầu tư và đối tượng mua nhà. Nhận định năm 2012 thị trường bất động sản sẽ lấy lại đà tăng trưởng và có bước phát triển vào sáu tháng cuối năm. Tuy nhiên việc phát triển nhanh hay chậm còn lệ thuộc vào sự ổn định nền kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ của nhà nước.
Duy Anh - Nguyễn Khang - Phương Mai