Năm 2011 khép lại, thị trường bất động sản đã trải qua nhiều
khó khăn. Bước sang năm 2012, bên cạnh những yếu tố tích cực, thị trường vẫn
còn nhiều thác thức đang ở phía trước.
Năm 2011 khép lại, thị trường bất động sản đã trải qua nhiều khó khăn. Bước sang năm 2012, bên cạnh những yếu tố tích cực, thị trường vẫn còn nhiều thác thức đang ở phía trước.
Dothi.net xin tổng hợp lại các nhận định của các chuyên gia về thị trường bất động sản năm 2012:
6 tháng đầu năm vẫn còn khó khăn
Tinh hình kinh tế năm 2012 mặc dù Chính phủ đã đưa ra những mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội tuy nhiên khó khăn sẽ chưa hết đặc biệt là tác động của cuộc suy thoái kinh tế thế giới cũng như những nội tại của Việt Nam hiện nay.
Kinh tế năm 2012 Chính phủ cũng không đặt mục tiêu tăng trưởng cao, tức là kiềm, chế lạm phát nhưng tăng trưởng hợp lý.
Điều nay sẽ tác động ngay đến thị trường bất động sản năm 2012. Hiện nay chúng ta đang khó khăn thì năm 2012 vẫn tiếp tục khó khăn, ít nhất là trong 6 tháng đầu năm.
Chúng ta hy vọng vào tương lai cho thị trường phát triển.
Năm 2012 đầy thách thức
Chúng ta sẽ có một năm 2012 đầy thách thức. Năm nay, nhiều vấn đề đã xuất hiện cùng một lúc, gây khó khăn cho thị trường bất động sản như trận động đất và sóng thần tại Nhật, lũ lụt ở Thái Lan, cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực đồng euro hay thâm hụt ngân sách tại Mỹ và cả cuộc bầu cử Tổng thống vào năm tới ở nước này.
Ở trong nước, thị trường lại đang đối mặt với tình trạng lạm phát, tỉ giá và lãi suất cao.
Trước tình hình này, nhiều gia đình Việt Nam quyết định đứng bên ngoài thị trường bất động sản và họ đã đầu tư vào vàng và USD. Tuy vậy, bất động sản vẫn là kênh đầu tư không thể bỏ qua.
Một số người nói với tôi rằng ngay khi có cơ hội, cụ thể là khi tỉ giá VND/USD, lãi suất và lạm phát giảm, họ sẽ bắt đầu quay lại thị trường bằng cách này hoặc cách khác. Nhiều chủ đầu tư cũng đang chờ đợi thời điểm đó.
Cuộc cạnh tranh khốc liệt
Năm 2012 chắc chắn là khó khăn hơn năm 2011 vì tình hình kinh tế còn khó khăn. Hiện nay một số sản phẩm bất động sản không còn phù hợp với thị trường. Nhu cầu của người dân hiện nay là dưới 1 tỷ đồng/căn hộ nhưng thị trường lại chủ yếu là căn hộ từ 2-3 tỷ đồng. Do đó, thị trường rơi vào khủng hoảng vừa thừa vừa thiếu.
Hiện nay hầu hết doanh nghiệp hạ giá bán, thậm chí có doanh nghiệp chấp nhận lỗ bán tháo. Chắc chắn trong năm 2011 rất ít doanh nghiệp đủ vốn, thậm chí có nhiều DN còn lỗ vốn.
Toàn bộ DN hiện nay phải đi vào chiến lược giá thành, ngoài chiến lược diện tích nhỏ, tất cả DN phải tính toán chi ly từ thiết kế, vật liệu xây dựng,…để giảm giá thành. Nếu DN nào không giảm được giá thành thì không thể bán được hàng trong năm 2012.
Năm 2012 là năm thị trường sẽ cạnh tranh cực kỳ khốc liệt. Thậm chí là tính sống còn, doanh nghiệp nào đủ khôn ngoan, đủ bản lĩnh thì mới có thể sống được. Còn DN nào yếu về tài chính, yếu về nhân lực, yếu về khoa học công nghệ có thể sẽ không tồn tại.
Năm của nhà giá thấp
Năm 2012 là năm chuyển dịch, tái cấu trúc và phần thị trường giá rẻ sẽ tăng lên và nhà cao cấp sẽ giảm xuống, trong quá trình nhà đầu tư phải chủ động giải quyêt vấn đề đó.
Hy vọng rằng gần nửa cuối của năm, thị trường sẽ ấm lên ở khu vực giá rẻ, giao dịch có thể tăng vì một số dự án giảm giá cộng với việc những dự án nhà thu nhập thấp được cấp vốn thêm tăng thêm nguồn cung nhà ở giá rẻ. Hiện nay, riêng giải quyết nhà giá cá đang tồn động không phải đơn giản.
Tôi hy vọng năm 2012 cung giá rẻ sẽ tốt hơn và cơ hội để người lao động bình thường có thể với tới được. Còn câu chuyện thị trường cũng phải có thời gian chứ không thể một lúc mà tốt lên ngay được.
Năm 2012, thị trường có diện mạo mới đó là sự chuyển hoá thị trường, từ khu vực đầu cơ giá cao sang khu vực nhà giá rẻ.
Sẽ có chính sách cho thị trường bất động sản
Trong năm 2012, ngoài những lĩnh vực ưu tiên, Ngân hàng Nhà nước cũng có chính sách cho thị trường bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng.
Quốc hội đã thông qua các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội 2012, trong đó tín dụng ngân hàng từ 15-17%. Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành các ngân hàng thương mại đạt mục tiêu này, để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục kiềm chế lạm phát trong các năm tiếp theo nhưng đồng thời đảm bảo phát triển của nền kinh tế khoảng 6-6,5%.
Những lĩnh vực được ưu tiên trong năm tới là phát triển nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là khôi phục lại hoạt động sản xuất các vùng bị thiên tai lũ lụt thời gian qua; phục vụ cho hoạt động xuất khẩu; cho vay công nghiệp phụ trợ; đảm bảo vốn lưu động cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ quy định cụ thể hơn trong việc cho vay phi sản xuất liên quan đến việc mua nhà ở của người có thu nhập trung bình và thấp ở thành thị cũng như ở các khu công nghiệp. Đó là lĩnh vực mà Ngân hàng Nhà nước và hệ thống ngân hàng ưu tiên phát triển tín dụng trong năm tới.
Dothi.net