logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Còn nhiều bất cập trong quản nhà thu nhập thấp

Tin thị trường

09:39 | 17/03/2014

Đến nay, chính sách về nhà ở dành cho người thu nhập thấp đã xuất hiện nhiều bất cập và người ta bắt đầu hoài nghi về thực tế giá nhà, quy định về mua - bán, tính minh bạch và thực thi chính sách ưu đãi.

  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội
  • Áp Dụng Quy Định Mới Khi Lựa Chọn Chủ Đầu Tư Dự Án Nhà Ở Xã Hội Từ 15/6
  • Lãi Suất Cho Vay Mua Nhà Ở Xã Hội Là 4,8%/Năm

Chặn kẻ gian hay cản đường... thoát nghèo?

Nội dung tại Nghị định 188/2013 của Chính phủ về việc phát triển và quản lý nhà ở xã hội có quy định rõ: Người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được phép cho thuê lại, thế chấp (trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó) và không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu là 5 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua.

nhiều khu nhà ở thu nhập thấp
Dù đã vào ở 2-3 năm nhưng nhiều khu nhà ở thu nhập thấp vẫn chưa chốt được giá bán. (Ảnh minh họa, nguồn: baoxaydung).

Sau 5 năm, kể từ thời điểm thanh toán hết tiền theo hợp đồng đã ký kết và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì người mua, thuê mua nhà ở xã hội mới được quyền bán lại, thế chấp hoặc cho thuê.

Dự thảo Nghị định Phát triển quản lý nhà ở xã hội vừa được Bộ Xây dựng công bố đã thắt chặt hơn quyền sử dụng nhà ở xã hội. Cụ thể: Néu muốn bán lại căn hộ thuộc dự án nhà ở xã hội thì khách hàng phải nộp 50% giá trị sử dụng đất sau khi đã hết thời hạn 5 năm kể từ khi mua nhà. Quy định này được đưa ra nhằm ngăn chặn tình trạng người giàu “đội lốt nhà nghèo” để kiếm lời từ việc mua đi bán lại nhà ở thu nhập thấp. Và việc phải nộp tiền sử dụng đất như dự thảo đưa ra sẽ khiến người bán nhà không có lãi vì khoản chênh lệch không tương xứng với tiền sử dụng đất.

Không bàn đến sự chênh lệch thực tiễn trên thị trường, chỉ nói riêng việc mua và bán nhà thu nhập thấp thì thấy nhà làm chính sách cần thật sự thận trọng với quy định này. Vì nội dung hiện hành của quy định sẽ được bán nhà sau 5 năm là trên cơ sở chủ sở hữu nhà thu nhập thấp không còn nhu cầu ở nhà đó nữa, với ngụ ý họ đã tự ra khỏi diện thu nhập thấp.

Vì vậy, sau 5 năm như quy định, người dân bán nhà là việc làm hợp lý và đúng với luật định. Nếu dự thảo mới trở thành hiện thực thì người dân phải nộp tiền sử dụng đất cho căn nhà đó khi bán là chưa thực sự thuyết phục người dân về tính công bằng. Vì giá nhà khi bán ra đã có nhận được sự ưu đãi từ nhà nước. 

Thay vì ra quyết định thu 50% giá trị sử dụng đất thì khâu kiểm soát “đầu vào” phải được các cơ quan liên quan kiểm soát chặt chẽ sao cho đúng đối tượng được mua nhà thu nhập thấp. Còn nếu vì “đầu vào” chưa minh bạch mà chuyển sang thắt chặt “đầu ra” là phi ưu đãi, phản tác dụng của chính sách hỗ trợ của nhà nước, thậm chí, kẻ gian thì không chặn được mà còn gia tăng khó khăn đối với người nghèo, cản đường thoát nghèo của người dân.

Nhiều giá bán trong cùng một tòa nhà và dân dài cổ chờ “sổ đổ”?

Giá bán thuộc dự án nhà ở thu nhập thấp vẫn còn khiến nhiều người không khỏi băn khoăn khi cùng được hưởng ưu đãi từ Nhà nước, giá nhà đã được tạm tính nhưng giá bán của mỗi căn nhà trong cùng một dự án, thậm chí ở sát vách nhau lại khác nhau và ở mỗi thời điểm một giá bán.

Có thể dễ dàng nhận thấy, ở giai đoạn 1 của dự án khu đô thị Đặng Xá (Gia Lâm, Hà Nội), giá của các hộ mua và nhận bàn giao nhà từ năm 2012 thì áp giá tạm tính là 10,3 triệu đồng/m2. Nhưng căn hộ kế cận, nằm cùng tầng của tòa nhà mua ở thời điểm 2013 lại chỉ còn trên 9 triệu đồng/m2.

Vấn đề ở đây là, tại sao người dân lại phải trả giá khác nhau để sở hữu căn nhà trong cùng một tầng của một dự án được thụ hưởng ưu đãi từ chính sách và cùng thời điểm hoàn thiện giống nhau? Điều này đang khiến nhiều đối tượng mua nhà thu nhập thấp không khỏi thắc mắc. Cũng đã có những lý giải được đưa ra rằng, mỗi thời điểm mua - bán khác nhau sẽ có cách tính giá khác nhau. Tuy nhiên, chủ đầu tư xây dựng nhà ở thu nhập thấp được hưởng chính sách ưu đãi từ Nhà nước tại thời điểm thực hiện dự án.

Đến nay, giá bán nhà thu nhập thấp tại nhiều dự án trên địa bàn Hà Nội được ghi trong hợp đồng mua - bán vẫn đang ở dạng “tạm tính” chứ chưa quyết toán 100%. Nhưng ở mỗi thời điểm giao dịch khác nhau, người mua lại phải trả một mức giá hoàn toàn khác nhau. Nếu điểm này không được phía cơ quan quản lý nhà nước làm minh bạch, thì khi các chủ đầu tư chốt giá thực tính đối với sản phẩm sẽ khó tránh được sự mất bất công cho các đối tượng thực thụ hưởng chính sách ưu đãi. Không chỉ vậy, sau 3 năm mà giá tạm tính vẫn chưa được quyết toán, thì khi giá thị trường có sự thay đổi với mức tăng, giảm khác nhau, thì cách tính thời điểm quyết toán giá nhà như thế nào sẽ là câu hỏi ngỏ.

Thực tế, đến nay, người dân đến ở tại các dự án nhà ở thu nhập thấp đã rất đông, có nhiều hộ đã nhận nhà từ năm 2012 nhưng hiện giá thành căn hộ vẫn chưa được quyết toán và chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai.

Từ sự phân tích về một số bất cập như trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, nếu việc quản lý thông tin không được minh bạch thì từ một chủ trương đúng, chính sách ưu đãi về nhà thu nhập thấp rất có thể sẽ trở thành một mớ hỗn độn, việc quản lý nhà ở thu nhập thấp có thể lại gây ra hệ lụy cho xã hội.

Theo VOV

Bài viết cùng chủ đề

  • Đất nền Hà Nội vẫn chưa giao dịch dù hàng đã sẵn

    Đất nền Hà Nội vẫn chưa giao dịch dù hàng đã sẵn

    Tin thị trường
  • Bất động sản Đà Nẵng: Chưa thoát khỏi vòng luẩn quẩn

    Bất động sản Đà Nẵng: Chưa thoát khỏi vòng luẩn quẩn

    Tin thị trường
  • Những sự kiện BĐS nổi bật tuần 2 tháng 3

    Những sự kiện BĐS nổi bật tuần 2 tháng 3

    Tin thị trường
  • Gỡ

    Gỡ "tắc" cho các dự án cải tạo chung cư cũ

    Tin thị trường
  • “Bong bóng” bất động sản có nguy cơ trở lại?

    “Bong bóng” bất động sản có nguy cơ trở lại?

    Tin thị trường
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Công trình, dự án mới

  • Nhà ở xã hội

  • Bất động sản Hà Nội

  • Quản lý chung cư

  • Kinh nghiệm mua bán nhà, đất

Desktop