Sau một thời gian dài sôi động, khoảng 2 tháng trở lại đây, thị trường BĐS tại khu vực Hà Đông đã trở nên trầm lắng.
Sau một thời gian dài sôi động, khoảng 2 tháng trở lại đây, thị trường BĐS tại khu vực Hà Đông đã trở nên trầm lắng.
Kể từ đường Lê Văn Lương kéo dài và đi vào hoạt động thì Hà Đông bỗng trở thành điểm sáng trên thị trường BĐS. Tuy nhiên sau một thời gian dài sôi động, khoảng 2 tháng trở lại đây, thị trường BĐS tại khu vực này đã trở nên trầm lắng.
Tại Hà Đông có thể dễ dàng đếm được hàng chục khu đô thị mới đang được thi công và đã đi vào hoạt động như Văn Quán, Xa La, Văn Khê… Hầu hết các dự án này đềuđược giới thiệu bằng những lời "có cánh" rằng có quy hoạch rõ ràng và hứa hẹn sẽ mang đến cho người dân chất lượng sống tốt nhất.
Tuy nhiên sau một thời gian đi vào hoạt động, mộtsố dự án đã nảy sinh nhiều vấn đề khiến nhiều người phải tính toán lại trước khi quyết định sở hữu một căn hộ tại các dự án nơi đây.
Chị Thanh Thúy, chủ nhân một căn hộ tại CT3 - khu đô thị mới Văn Khê, Hà Đông cho biết, chị chuyển đến sinh sống tại đây từ đầu tháng 10-2010. Ban đầu chị rất háo hức bởi theo quy hoạch thì Văn Khê là một khu đô thị có nhiều tiện ích như trường học, công viên, sân thể thao...
Tuy nhiên, khi mới chuyển tới đây, vấn đề đầu tiên mà gia đình chị gặp phải đó là nguồn nước bị ô nhiễm. Nước sinh hoạt có màu vàng, mùi kim loại khiến cả gia đình chị không an tâm. Mấy tháng nay, nước sinh hoạt đã có phần sạch hơn nhưng gia đình chị vẫn phải thường xuyên sử dụng thiết bị lọc nước. Ngoài ra, một điều nữa khiến chị không hài lòng đó là vì ô nhiễm không khí do khói, bụitừ các tòa nhà thuộc dự án hay những dựán xung quanh đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện.
Nhắc đến các dự án Hà Đông không chỉ nhắc tới Văn Khê mà còn phải nhắc đến Khu đô thị Văn Quán, Xa La, Dương Nội. Đi vào hoạt động trước khu đô thị Văn Khê, (từ năm 2003), khu Đô thị Văn Quán được xem là điểm nhấn của các khu đô thị hiện đại với hồ nước, công viên, khu vui chơi giải trí.... Tuy nhiên sau 4 năm hoạt động, dự án này ngày một xuống cấp, lộn xộn bởi hàng rong, quán cóc, những ngôi nhà liền kề thì "Cái thấp cái cao"...
Một nguyên nhân quan trọng nữa khiến các dự án Hà Đông chưa thực sự thuyết phục người mua đó là vì nằm cách xa trung tâm. Khi được hỏi về nhược điểm của các dự án ở Hà Đông, nhiều người mua cho biết, họ không mấy mặn mà với các dự án này vì chúng nằm xa trung tâm, nếu chuyển vềđây, việcđilàm,đi chơi của họ sẽ bị hạn chế.
Anh Phương, sở hữu một ngôi nhà tại dự án Văn Quán, Hà Đông cho biết, khi lấy vợ, anh được bố mẹ "tậu" cho một ngôi nhà liền kề tại đây nhưng hiện tại anh chưa muốn chuyển về đây sinh sống bởi Văn Quán cách nơi làm việc của anh tới 13 cây số. Vị trí ngôi nhà này không chỉ gây khó khăn trong việc đi lại cho anh Phương mà còn cho cả vợ anh, khi chị làm việc ở tận phố Nguyễn Hữu Huân... "Nếu chuyển về đây sinh sống, mỗi ngày vợ chồng anh sẽ phải mất hàng tiếng đồng hồ đi trên đường. Khổ nhất là khi đường tắc", anh Phương nói.
Cùng suy nghĩ như anh Phương, chị Quỳnh (làm việc tại Bà Triệu) vừa mua một căn hộ ở khu đô thị Xa La Hà Đông, nhưng chị cũng không có ý định ở, mà chỉ định mua để đầu tư vì nơi đây cách quá xa nơi làm việc của chị.
Khảo sát tại một số sàn Bất động sản trên đường Lê Văn Lương, lượng khách đến giao dịch trong thời gian gần đây giảm rõ. Nhân viên một sàn BĐS tại đây cho biết, cách đây vài tháng, khoảng từ cuối năm 2010 đến 3 tháng đầu năm 2011, lượng khách đến mua - bán căn hộ và nhà liền kề ở khu đô thị Văn Khê rất đông, nhưng 2 tháng trở lại đây, lượng giao dịch rất ít.
Không chỉ bởi sự xuống cấp hay vị trí địa lý, một nguyên nhân nữa khiến các dự án ở Hà Đông "rớt giá" là vì giá đất ở đây bị đẩy quá cao so với giá gốc. Bên cạnh đó, việc “giậm chân tại chỗ” của 1 số dự án như Dương Nội, Nam An Khánh.... đã khiến nhiều người bắt đầu quay lưng lại vớikhu vực được xem là đầy triển vọng phát triển của Hà Nội.
(Theo An Ninh Thủ Đô)