Pháp luật Việt Nam hiện hành đã cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Thế nhưng, vẫn rất ít người thực hiện quyền này và chủ yếu tập trung tại các đô thị lớn.
Được biết, Luật Đất đai năm 2013 và Hiến pháp năm 2013 đã tạo nền tảng pháp lý cho quyền có nhà ở ghi nhận trong Luật Nhà ở 2014. Trong đó, có quy định người nước ngoài được mua, được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Ủy ban đối ngoại của Quốc hội đã có giám sát về tình hình người nước ngoài ở Việt Nam. Dẫn số liệu từ báo cáo của Bộ Xây dựng, Ủy ban đối ngoại cho biết, kể từ khi Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực tới nay, có gần 800 cá nhân, tổ chức nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam và chủ yếu tập trung tại các tỉnh, thành gồm TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa, Đồng Nai, Đồng Tháp, Cần Thơ, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận, Vĩnh Long.
|
Số lượng người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam còn rất hạn chế. |
Các cá nhân, tổ chức nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam đã thực hiện nghiêm chỉnh quy định của Việt Nam về lưu trú, xuất nhập cảnh, mua bán chuyển nhượng nhà ở, sở hữu nhà đất và nộp thuế.
Cũng theo báo cáo giám sát, hiện còn nhiều bất cập, hạn chế liên quan tới quy định cho người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Điểm a, Khoản 2, Điều 161, Luật Nhà ở 2014 quy định, cá nhân người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua việc thuê mua, mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho. Vậy nhưng, Điều 5, Luật Đất đai năm 2013 không liệt kê người nước ngoài trong số những đối tượng có quyền sử dụng đất tại Việt Nam.
Báo cáo nêu rõ: "Sự không nhất quán trong các văn bản luật nêu trên liên quan tới việc sở hữu nhà ở và kinh doanh bất động sản tại Việt Nam dẫn đến việc cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam có quyền sử dụng đối với diện tích đất được dùng để xây nhà ở đó hay không. Nếu không có quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, thì khi bán nhà cho cá nhân nước ngoài có thể bán nhà ở gắn với quyền sử dụng đất như được quy định tại khoản 1, Điều 19 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014."
Mặt khác, theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014, cá nhân người nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở trong thời hạn tối đa không quá 50 năm, đồng thời có thể được gia hạn 1 lần với thời hạn tối đa không quá 50 năm. Vậy nhưng, việc một cá nhân nước ngoài sau khi đã bán nhà ở cho cá nhân, tổ chức trong nước khi hết thời hạn sở hữu có được mua lại chính nhà ở đó để được sử dụng thêm 50 năm nữa lại không bị nghiêm cấm.
Theo Ủy ban đối ngoại: "Như vậy, quy định về thời hạn sở hữu cho người nước ngoài, số lần được gia hạn là rất hình thức".
Luật Nhà ở 2014 cũng quy định người nước ngoài chỉ được thuê mua, mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho, sở hữu không quá 30% lượng căn hộ trong 1 tòa nhà chung cư. Trường hợp là nhà ở riêng lẻ gồm nhà ở liền kề, nhà biệt thự thì trên 1 khu vực có dân số tương đương 1 đơn vị hành chính cấp phường chỉ được thuê mua, mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho và sở hữu không quá 250 căn nhà. Thực tế cho thấy, quy định mức sở hữu nhà ở hoặc căn hộ đối với người nước ngoài chưa có sức hấp dẫn, thu hút người nước ngoài sở hữu bất động sản để đầu tư.
Bên cạnh đó, Luật Nhà ở năm 2014 quy định người nước ngoài chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư; nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 250 căn nhà. Việc quy định mức sở hữu căn hộ hoặc nhà ở đối với người nước ngoài chưa thu hút được người nước ngoài sở hữu loại tài sản này để đầu tư.
Pháp luật hiện hành đã cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, được sở hữu nhà ở tại Việt Nam song rất ít người thực hiện quyền này và tập trung chủ yếu tại những thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng.