logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Gia tăng nhu cầu nhà ở khu công nghiệp

Tin thị trường

09:35 | 18/12/2014

Nhằm đón đầu các hiệp định thương mại quốc tế lớn mà Việt Nam giữ mắt xích quan trọng, hiện đã có không ít doanh nghiệp nước ngoài nhanh chóng đổ vốn vào các khu công nghiệp (KCN) tại vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

  • Hà Nội: Lập quy hoạch 4 khu công nghiệp mới
  • Bổ sung 4 khu công nghiệp tại Hà Nam vào quy hoạch
  • Năm 2022, bất động sản công nghiệp Việt Nam tiếp tục hấp dẫn giới đầu tư

Xét về tầm nhìn dài hạn, động thái này sẽ tạo nên cú hích đáng kể cho bất động sản (BĐS) công nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu về nhà ở cho người lao động, đội ngũ chuyên gia trong và ngoài nước ở phân khúc này sẽ tăng lên.

Nhà ở cho công nhân - "chỗ thừa, nơi thiếu"

Kết quả khảo sát các KCN ở phía Bắc cho thấy, thị trường nhà ở đang diễn biến với nhiều gam màu khác nhau. Nếu như KCN Bắc Thăng Long vẫn tiếp tục tinh giản biên chế nhân lực thì KCN Sam sung - Thái Nguyên lại chứng kiến sự chuyển dịch lao động rầm rộ. Dẫn tới nghịch cảnh nhà ở cho người lao động tại các KCN nơi thì thừa, chỗ lại thiếu dù đã cố gắng đầu tư xây dựng.

Tại KCN Bắc Thăng Long hiện tại, kể cả khu nhà ở công nhân Kim Chung hay các dãy nhà trọ tư nhân cho thuê đều chung tình trạng ế ẩm. Theo khảo sát, thôn Hậu Dưỡng xã Kim Chung khá vắng vẻ với nhiều tấm biển 'có phòng cho thuê'. Chủ hai dãy trọ tại thông Bầu, thôn Hậu, anh Trần Văn Bảy cho biết: “Tôi có tổng số 113 phòng trọ song 2 năm nay chỉ dao động khoảng 40 phòng có khách. Giá mỗi phòng trọ trước đây là 600 nghìn đồng nhưng nay chỉ còn từ 300 -500 nghìn đồng/tháng nhưng lượng khách thuê vẫn sụt giảm, vì thế gia đình phải bù lỗ nhiều”.

Trong khi đó, anh Bùi Tiến Thanh (quê Tuyên Quang) là công nhân Công ty TNHH Canon trong KCN chia sẻ: “Vào năm 2011, muốn thuê được nhà ở gần KCN rất khó do nguồn lao động nhiều mà nhà lưu trú và phòng trọ cho công nhân lại ít.  Tuy nhiên, vài năm gần đây, các dãy phòng trọ mọc lên như nấm nên có nhiều sự lựa chọn hơn".

nhà ở khu công nghiệp
Nhà ở dành cho công nhân KCN Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội).
(Nguồn ảnh: Công Hùng).

Thế nhưng, tại KCN Samsung - Thái Nguyên diễn biến theo chiều hướng ngược lại. Thị xã Phổ Yên (nơi tập trung các nhà máy sản xuất điện tử của Tập đoàn Samsung) cùng một vài địa phương lân cận tiếp tục sôi động trong việc xây nhà ở cho người lao động. Song, trước nguồn cầu lên tới 57.000 người thì chỉ tính riêng nguồn cung ở nhà trọ nhỏ lẻ cũng chưa đáp ứng kịp.

Một lao động làm việc cho Samsung đang trọ tại phường Thịnh Đán, Anh Nguyễn Văn Linh cho biết: “Sau khi tan ca làm, tôi theo xe buýt của Công ty đi ngược 15km tới điểm trung chuyển gần cầu vượt Đán để về nhà trọ bởi khu vực gần Công ty đã hết phòng mà giá thuê lại đắt, tầm khoảng 1,2 triệu đồng/tháng".

Doanh nghiệp địa ốc nắm bắt thời cơ

Một báo cáo của VinaCapital về thị trường BĐS cho thấy, trong 10 tháng năm 2015, có khoảng 7 tỷ USD dòng vốn FDI chảy vào các KCN. Việc hướng tới phân khúc nhà ở cho lao động các KCN trong tương lai gần không chỉ thiết thực mà còn tạo cơ hội hút vốn nước ngoài. Theo nhận định của các chuyên gia địa ốc, các doanh nghiệp cần lên kế hoạch để chớp thời cơ đầu tư vào thị trường 'màu mỡ' này.

Nếu Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đi vào hiện thực thì sẽ có khoảng từ 2,5-3 triệu người từ nông thôn ra thành phố, dẫn đến nhu cầu nhà ở phân khúc công nghiệp tăng cao. Theo đó, tại KCN đang thừa nhà ở sẽ quay về thời kỳ 'chật kín phòng', trong khi những nơi đang thiếu lại tiếp tục đối mặt với sức ép nguồn cung lớn. Như vậy, để đón đầu cơ hội hợp tác quốc tế, việc lên kế hoạch xây dựng nhà ở đúng chuẩn cho người lao động phân khúc KCN chưa bao giờ là thừa.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng “Khi chuyển hướng vào thị trường này, doanh nghiệp địa ốc có thể đầu tư xây dựng các phân khúc trung bình như nhà cho thuê hoặc nhà ở xã hội phục vụ đối tượng công nhân thu nhập thấp. Cùng đó, nhạy bén tham gia cuộc chơi với các dự án cao cấp, nhà liền kề, biệt thự… dành cho chuyên gia, cán bộ nước ngoài đến Việt Nam làm việc. Mặc dù số lượng này hạn chế nhưng có nhu cầu ở thực với lượng tài chính mạnh sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp đầu tư trong thời gian tới, đặc biệt là trong những năm 2016-2018”.

Nhu cầu nhà ở cho người lao động sẽ trở nên cấp bách hơn bao giờ hết khi các công ty nước ngoài rục rịch chuyển 'đại bản doanh' vào KCN Việt Nam. Thế nhưng, cần có sự xác định rõ ràng trong chiến lược đầu tư giữa nhà ở của các chuyên gia và công nhân. Cụ thể, đối tượng cán bộ nước ngoài cần các khu nhà ở cao cấp đúng chuẩn của người nước ngoài với đầy đủ tiện ích nội khu như siêu thị, trường học quốc tế, bệnh viện... đảm bảo an ninh, yên tĩnh, dịch vụ đi kèm đầy đủ. Còn hầu hết công nhân chỉ cần chốn ở chất lượng, mức giá hợp lý.

Trưởng phòng Nghiên cứu Savills Việt Nam, bà Đỗ Thu Hằng nhận định: “Chưa bao giờ thị trường BĐS KCN lại có tiềm năng như giai đoạn hiện nay. Theo một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Standard Chartered, có một sự dịch chuyển vốn đầu tư từ Trung Quốc sang các nước trong khối ASEAN để tận dụng cơ hội từ TPP sắp tới. Có tới hơn 44% đơn vị tham gia nghiên cứu chọn Việt Nam. Vậy nên, nhu cầu nhà ở cho các nhóm đối tượng ở KCN rõ ràng rất tiềm năng”.

Theo Kinh tế & Đô thị Online

Bài viết cùng chủ đề

  • Thu nhập dưới 8 triệu đồng/tháng không thể mua nhà ở xã hội

    Thu nhập dưới 8 triệu đồng/tháng không thể mua nhà ở xã hội

    Tin thị trường
  • Căn hộ “siêu nhỏ”, giá thuê siêu rẻ sắp ra mắt trên thị trường Tp.HCM

    Căn hộ “siêu nhỏ”, giá thuê siêu rẻ sắp ra mắt trên thị trường Tp.HCM

    Tin thị trường
  • Thị trường BĐS tăng tốc

    Thị trường BĐS tăng tốc "vợt" khách cuối năm

    Tin thị trường
  • Thị trường ngách giúp giới đầu tư địa ốc 'hốt bạc' tỷ

    Thị trường ngách giúp giới đầu tư địa ốc 'hốt bạc' tỷ

    Tin thị trường
  • Năm 2015, bất động sản “độc, lạ” lên ngôi

    Năm 2015, bất động sản “độc, lạ” lên ngôi

    Tin thị trường
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Công trình, dự án mới

  • Nhà ở xã hội

  • Bất động sản Hà Nội

  • Quản lý chung cư

  • Kinh nghiệm mua bán nhà, đất

Desktop