logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Giao dịch BĐS: Bao giờ hết cảnh khách nắm lưỡi chủ nắm chuôi?

Tin thị trường

14:47 | 03/05/2017

Giao dịch bất động sản hình thành trong tương lai tồn tại quá nhiều rủi ro cho người mua nhà. Chủ đầu tư giao nhà kém chất lượng, chậm tiến độ, thậm chí ôm tiền người mua chạy trốn đã xảy ra rất nhiều. Những lỗ hổng chính sách và sự thiếu hiểu biết thị trường đang dẫn đễn thực tại “khách nắm lưỡi, chủ nắm chuôi”.

  • Năm 2017, doanh nghiệp bất động sản thành lập mới tăng 62%
  • VnREA: Nhà phố, đất nền trung tâm TP. Nha Trang tăng giá gấp đôi
  • Điểm lại 10 sự kiện bất động sản nổi bật tại Tp.HCM trong năm 2017
giao dịch bất động sản
Nóng tranh chấp giao dịch bất động sản vì chủ nắm đằng chuôi khách nắm đằng lưỡi  

Ma trận chiêu thức

“Nhiều doanh nghiệp BĐS bây giờ làm ăn chụp giật, nhiều thủ đoạn ghê gớm lắm. Nếu không kiểm soát chặt chẽ thì thiệt hại luôn luôn thuộc về người mua”-Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM Lê Hoàng Châu nói tại một cuộc tọa đàm. Ông Châu chỉ ra nhiều chiêu thức mà các doanh nghiệp đầu tư và môi giới hay sử dụng để lừa dối. Đơn cử như việc đổi tên dự án, đổi chủ đầu tư, thay đổi cả quy hoạch 1/500 đưa vào nhiều tiện ích ảo để lừa dối, tăng giá so với cam kết.

Có việc một sản phẩm bán cho nhiều người, DN lừa hàng trăm người mua nhà rồi bỏ trốn. Có nơi, môi giới lừa gạt người mua bằng hợp đồng ảo đẩy giá lên gần gấp đôi. Người mua sản phẩm tại những dự án làm ăn chụp giật không biết kêu ai vì bị “gài” từ đầu mà không hề hay biết.  Đơn cử như vụ lừa đảo của doanh nghiệp môi giới K.P gần đây. Hàng loạt hộ dân đã gửi đơn đến Bộ Công an nhưng không được thụ lý vì theo lý giải là quan hệ dân sự.

Trên thị trường, từng tồn tại một vụ tranh chấp “kỳ lạ” khi  đầu tư ế ẩm chuyển nhượng dự án cho chủ đầu tư khác bán. Đến khi dân vào ở, chủ đầu tư đầu tiên không cho dân giữ xe với lý do chỉ bán các khối tầng chung cư, thậm chí không cho vào chung cư vì nói không bán... đường cho chủ đầu tư mới. Người mua chết dở sống dở giữa xung đột của hai DN.

“Ngay cả thủ tục bảo lãnh ngân hàng cũng rất khó làm đúng. Dự án hàng nghìn tỷ, ngân hàng không đủ sức bảo lãnh nhiều dự án. Đến khi phát sinh vấn đề, dân không biết bấu víu vào đâu”- ông Châu nói.

Tự thân vận động

Theo ông Nguyễn Đình Tùng, Phó TGĐ OCB,  việc phát hành chứng thư bảo lãnh không khó nhưng ngân hàng phải thẩm định kỹ. “Chủ đầu tư nào cũng nói tốt về mình dù thượng vàng hạ cám, dù mới hay cũ. Không phải DN nào chúng tôi cũng đồng ý bảo lãnh. Số dự án bảo lãnh chỉ đếm được trên đầu ngón tay mà thôi”- ông Tùng nói. Ngân hàng chỉ lựa chọn những DN danh tiếng và có tiềm lực, không ai dại bảo lãnh cho DN kém năng lực. Theo ông Tùng, bảo lãnh ngân hàng là một khâu thẩm định đáng tin cậy. Người giao dịch bất động sản chỉ cần hỏi chứng thư là có thể an tâm. Nhưng có một thực tế là rất ít người hỏi. Chính người mua nhà cũng bàng quan với công cụ bảo vệ mình.

khi mua nhà
Theo các chuyên gia, người dân cũng cần tự bảo vệ mình khi mua nhà

“Đúng là đa phần người mua nhà cũng chưa được trang bị kiến thức tự bảo vệ mình. Dù chủ đầu tư và ngân hàng chủ động thông báo dự án có bảo lãnh nhưng không nhiều người quan tâm”- ông Ngô Quang Phúc, Phó TGĐ Himlamland nói.  

Trong lúc chờ thị trường thanh lọc và cơ chế minh bạch, người giao dịch bất động sản nên tự tìm hiểu tên tuổi của chủ đầu tư trước khi quyết định. Cách dễ nhất là đến các dự án đã hoàn thành để tự mình thẩm định trực quan sinh động. Đó là cách làm thủ công nhưng hiệu quả nhất đối với khách hàng. Về mặt vĩ mô, theo ông Nguyễn Đào Duy, Phó TGĐ Long Điền Group cho rằng sở dĩ thị trường hiện tại nóng tranh chấp giao dịch bất động sản là do quá thiếu thông tin. Theo ông, đã đến lúc các cơ quan liên quan phải lập hồ sơ dữ liệu cụ thể, từng vụ việc tốt xấu cụ thể của từng DN và công khai để người dân dễ dàng tiếp cận, lựa chọn.  

“Nhiều doanh nghiệp BĐS bây giờ làm ăn chụp giật, nhiều thủ đoạn ghê gớm lắm. Nếu không kiểm soát chặt chẽ thì thiệt hại luôn luôn thuộc về người mua”-Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM Lê Hoàng Châu nói tại một cuộc tọa đàm. Ông Châu chỉ ra nhiều chiêu thức mà các doanh nghiệp đầu tư và môi giới hay sử dụng để lừa dối. Đơn cử như việc đổi tên dự án, đổi chủ đầu tư, thay đổi cả quy hoạch 1/500 đưa vào nhiều tiện ích ảo để lừa dối, tăng giá so với cam kết.

Trên thị trường, từng tồn tại một vụ tranh chấp “kỳ lạ” khi  đầu tư ế ẩm chuyển nhượng dự án cho chủ đầu tư khác bán. Đến khi dân vào ở, chủ đầu tư đầu tiên không cho dân giữ xe với lý do chỉ bán các khối tầng chung cư, thậm chí không cho vào chung cư vì nói không bán... đường cho chủ đầu tư mới. Người mua chết dở sống dở giữa xung đột của hai DN.

“Ngay cả thủ tục bảo lãnh ngân hàng cũng rất khó làm đúng. Dự án hàng nghìn tỷ, ngân hàng không đủ sức bảo lãnh nhiều dự án. Đến khi phát sinh vấn đề, dân không biết bấu víu vào đâu”- ông Châu nói.

“Luật hiện tại đang bảo vệ chủ đầu tư và dúi thiệt hại về phía người mua, trong các tranh chấp, thua thiệt thường thuộc về bên mua.  Hiện tại, quyền lợi của người dân chỉ được “ngó ngàng” đến khi chính bản thân họ đi khiếu kiện hoặc nhờ báo chí lên tiếng. Cơ quan quản lý chưa có giải pháp căn cơ bảo vệ họ về lâu dài. Sắp tới, luật sẽ có thể áp dụng hình sự hóa pháp nhân, qua đó gián tiếp truy cứu trách nhiệm của cá nhân điều hành DN. Hy vọng khi đó thị trường sẽ minh bạch và an toàn cho người dân hơn”- Luật sư Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch LP Group. 
Theo Dân Việt

Bài viết cùng chủ đề

  • Sốt đất Tp.HCM: Thông tin ra sao, thực ảo cỡ nào?

    Sốt đất Tp.HCM: Thông tin ra sao, thực ảo cỡ nào?

    Tin thị trường
  • Đà Nẵng: Giá đất “nhảy múa” theo dự án hầm chui sông Hàn

    Đà Nẵng: Giá đất “nhảy múa” theo dự án hầm chui sông Hàn

    Tin thị trường
  • Cảnh giác với 4 thủ đoạn lừa khách mua nhà

    Cảnh giác với 4 thủ đoạn lừa khách mua nhà

    Tin thị trường
  • Có tiền, nên đầu tư vào đất nền thời điểm này hay không?

    Có tiền, nên đầu tư vào đất nền thời điểm này hay không?

    Tin thị trường
  • Hanco 9 bị “tố” xử ép khách hàng tại Dự án Berriver

    Hanco 9 bị “tố” xử ép khách hàng tại Dự án Berriver

    Tin thị trường
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Công trình, dự án mới

  • Nhà ở xã hội

  • Bất động sản Hà Nội

  • Quản lý chung cư

  • Kinh nghiệm mua bán nhà, đất

Desktop