logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Giới đầu cơ thấm khổ sau cơn sốt đất tại Tp.HCM

Tin thị trường

11:26 | 03/07/2017

Mặc dù có trong tay hàng ngàn mét vuông đất nhưng nhiều nhà đầu tư BĐS tại Tp.HCM vẫn than khổ và lo tiền từng ngày để trả lãi ngân hàng.

  • TP.HCM Đặt Mục Tiêu Chuyển Hơn 680 Ha Đất Phi Nông Nghiệp Sang Đất Ở
  • Bổ Sung 2 Khu Công Nghiệp Trên Địa Bàn TP.HCM Vào Quy Hoạch
  • Biến Động Giá Bất Động Sản Huyện Nhà Bè 5 năm (2018 - 2022)

Nghịch cảnh nhà đầu tư thừa đất, thiếu tiền

Mấy ngày nay, ông Trần Văn Báu (ngụ tại quận Phú Nhuận) chạy khắp các sàn giao dịch BĐS tại quận 2 và quận 9 để gửi bán 5 lô đất nền, mỗi lô rộng cả trăm m2 tại đường Nguyễn Duy Trinh (quận 9) và khu Đồng Văn Cống (quận 2). Ông Báu đã mua những lô đất này hồi tháng 4 với giá hàng tỷ đồng/lô khi thị trường đất nền lên cao. Để có tiền đầu tư đất, ông đã vay ngân hàng, người thân… nhưng giờ đây, khi cơn sốt đất đi qua, ông không thể bán đất để trả nợ.

Bà Trần Thị Hương (ngụ tại quận 2) cũng từng được xếp vào hàng đại gia vì có nhà to, xe sang… nhờ trúng đất đai. Nhưng giờ đây, bà lại đang phải khổ sở với những khoản vay nợ để đầu tư vào đất nền.

Nhiều nhà đầu tư nắm trong tay
Nhiều nhà đầu tư nắm trong tay nhiều mảnh đất nhưng lại phải lo chạy tiền trả lãi ngân hàng.

Trường hợp ông Trần Văn Tuấn (quận Phú Nhuận) thì lại cầm cả chục hợp đồng mua bán đất trong tay, tuy nhiên, hiện ông không đủ tiền đóng tiền thuê bao điện thoại. Bởi có bao nhiêu tiền, ông đều mua đất hết, giờ đất lại không thể bán đi, mà lãi mẹ đẻ lãi con, khiến ông gần như kiệt quệ.

Có trong tay rất nhiều BĐS nhưng đang phải chạy vạy lo tiền từng ngày để trả lãi ngân hàng và chủ nợ ngoài, đây chính là nghịch cảnh của không ít nhân vật “tiếng tăm” trong giới đầu cơ đất tại Tp.HCM.

Khi “cơn sốt” đất qua đi

Trước “sự mạnh tay” của chính quyền Tp.HCM, giá đất nền trên địa bàn đã bắt đầu hạ nhiệt. Tuy vậy, ông Nguyễn Văn Hậu, Tổng giám đốc Công ty CP BĐS Asian Holdings cho biết, đất nền là nhu cầu muôn thủa của người Việt. Do đó, nhà liền thổ, đặc biệt là đất nền có sổ đỏ tại những khu vực thuận lợi giao thông vẫn giữ giá, thậm chí còn có xu hướng tăng giá.

Đất nền được phân làm 2 loại, gồm đất xen kẹt và đất do các doanh nghiệp BĐS tạo lập. Với đất xen kẹt và đất thổ cư tại những vị trí có tiềm năng, pháp lý rõ ràng, giá được ổn định và có thể tăng. Với đất của các doanh nghiệp BĐS tạo lập, giá cũng sẽ giữ ổn định, nhưng mức độ tăng giá phụ thuộc vào chất lượng dự án.

"Khi giá đất nền tăng lên, các khu vực lân cận cũng sẽ tăng giá theo. Khu vực nào có giá ảo, thì không có giao dịch và cũng sẽ nhanh chóng giảm giá mạnh. Chúng ta cần biết, giá đất không tăng giống nhau tại các khu vực khác nhau. Có nơi tăng ảo, nhưng cũng có nơi tăng thật", ông Hậu nói.

Ông Nguyễn Đăng Quỳnh, Tổng giám đốc Công ty CP BĐS Hiển Vinh Long An cho rằng, đất nền sẽ không giảm giá ở tất cả các khu vực. Tại Tp.HCM, hiện vẫn có nhiều dự án đất nền được các chủ đầu tư chào bán.

“Phân khúc đất nền chỉ biến động về giá khi giới đầu tư thứ cấp bày chiêu thâu tóm, thổi giá. Những vị trí bị đẩy giá đa phần là đất nông nghiệp không có quy hoạch và sẽ bán theo hình thức “ăn theo” quy hoạch giao thông. Nhiều chủ đầu tư vẫn mở bán dự án đất nền và bán rất tốt vì thị trường vẫn có chỗ đứng cho những dự án phục vụ nhu cầu ở thực của người dân”, ông Việt nói.

Theo Báo Đấu thầu

Bài viết cùng chủ đề

  • Di dời trụ sở các bộ ngành nhưng đất cũ không được trả cho Hà Nội

    Di dời trụ sở các bộ ngành nhưng đất cũ không được trả cho Hà Nội

    Tin thị trường
  • Giá thuê đất khu công nghiệp phía Nam tiếp tục tăng

    Giá thuê đất khu công nghiệp phía Nam tiếp tục tăng

    Tin thị trường
  • Dự báo lạc quan về nguồn cung biệt thự, nhà phố

    Dự báo lạc quan về nguồn cung biệt thự, nhà phố

    Tin thị trường
  • TP. Hà Tĩnh tiếp tục bán đấu giá 243 lô đất trong các khu quy hoạch

    TP. Hà Tĩnh tiếp tục bán đấu giá 243 lô đất trong các khu quy hoạch

    Tin thị trường
  • Giá thuê kho xưởng tại Đồng Nai cao nhất khu vực Đông Nam Bộ

    Giá thuê kho xưởng tại Đồng Nai cao nhất khu vực Đông Nam Bộ

    Tin thị trường
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Công trình, dự án mới

  • Nhà ở xã hội

  • Bất động sản Hà Nội

  • Quản lý chung cư

  • Kinh nghiệm mua bán nhà, đất

Desktop