logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Hầu hết các dự án đường sắt đô thị phải điều chỉnh tổng mức đầu tư và chậm tiến độ

Tin thị trường

19:09 | 14/09/2014

Hầu hết các dự án đường sắt đô thị phải điều chỉnh tổng mức đầu tư và chậm tiến độ là nhận định của Ông Nguyễn Hoằng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Đầu tư Bộ Giao thông Vận Tải (GTVT) tại buổi làm việc của Bộ GTVT với lãnh đạo Hà Nội, Tp.HCM và các bộ, ngành liên quan về tiến độ các dự án đường sắt đô thị (ĐSĐT) vừa qua.

  • Hà Nội lập đoàn kiểm tra các dự án chậm triển khai, bỏ hoang
  • Hà Nội rà soát, thu hồi các dự án đất đai chậm tiến độ
  • Quảng Ninh thu hồi thêm dự án gần 400 ha ở Móng Cái

Theo ông Hoằng, căn cứ vào quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Hà Nội sẽ có 8 tuyến ĐSĐT với tổng chiều dài khoảng 305km. Hiện nay đang triển khai 4 dự án với tổng chiều dài 58,5km; trong đó, Bộ GTVT làm chủ đầu tư 2 dự án (tuyến Cát Linh - Hà Đông và tuyến đường sắt số 1), UBND TP.Hà Nội làm chủ đầu tư 2 dự án (tuyến đường sắt số 2 và số 3).

Tại Tp.HCM, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt quy hoạch ĐSĐT với 8 tuyến có tổng chiều dài khoảng 172,6km. Hiện nay, đang triển khai 2 dự án, với tổng chiều dài 31km do UBND Tp.HCM làm chủ đầu tư.

Ông Hoằng cho biết, hầu hết các dự án ĐSĐT đều phải điều chỉnh dự án với tổng mức đầu tư tăng so với ban đầu. Nguyên nhân chủ yếu do cơ chế chính sách, những biến động về tiền lương, về tỷ giá, về giá vật liệu; các dự án ĐSĐT có tính chất kỹ thuật phức tạp; dự án được thực hiện trên địa bàn trung tâm của Hà Nội và Tp.HCM, công tác GPMB, tái định cư gặp nhiều khó khăn, vướng mắc làm tăng chi phí GPMB; nhiều vật tư chuyên dụng khó đánh giá kiểm soát về giá...

Dự án đường sắt đô thị
Ảnh minh họa

Hầu hết các dự án đều chậm tiến độ thực hiện so với dự kiến. Nguyên nhân chủ yếu do các dự án đi qua nhiều tuyến phố trung tâm nên gặp nhiều khó khăn trong khâu lập, điều chỉnh chỉ giới, thỏa thuận quy hoạch và kiến trúc cũng như công tác GPMB; các quy định về đầu tư theo pháp luật của Việt Nam có sự khác biệt so với các quy định của các nhà tài trợ nên mất nhiều thời gian xin ý kiến chấp thuận của nhà tài trợ về các nội dung có liên quan.

Đối với việc lựa chọn công nghệ, thiết bị và lựa chọn nhà thầu cho dự án, ông Hoằng cho biết, do các dự án ĐSĐT đều là dự án lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam, về cơ bản công nghệ và thiết bị của dự án đều là công nghệ tiên tiến của các nước, trang thiết bị hiện đại đảm bảo an toàn, kinh tế trong quá trình khai thác vận hành, bảo dưỡng khi đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, nguồn vốn đều sử dụng vốn vay của Chính phủ các nước nên thường bị ràng buộc điều kiện vay về xuất xứ hàng hóa...

Bộ trưởng Đinh La Thăng đã phát biểu kết luận buổi làm việc. Ông Thăng cho biết, các dự án ĐSĐT là các dự án lớn có tổng mức đầu tư cao và phải dùng vốn vay nước ngoài; nhưng vốn vay nước ngoài hay trong nước thì cuối cùng chính người dân phải là người nộp thuế để trả. Do vậy việc quản lý chặt chẽ có hiệu quả vốn vay của nước ngoài cũng như vốn đối ứng của Chính phủ là trách nhiệm của Bộ GTVT, của các Bộ, ngành liên quan và đặc biệt là của Hà Nội và Tp.HCM...

Theo nhận định của Bộ trưởng, vấn đề quan trọng là tập trung vào các giải pháp để khắc phục ngay những tồn tại, bất cập hiện nay nhằm đưa ra được lộ trình, kế hoạch cụ thể đối với các dự án đang triển khai cũng như lộ trình, kế hoạch đối với các dự án còn lại... Tất cả các đơn vị và 2 địa phương cần quán triệt thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh tiến độ các dự án ĐSĐT tại Hà Nội và Tp.HCM. Bộ trưởng khẳng định: "Đây là các dự án hết sức bức thiết để phục vụ đi lại cho người dân, giảm ùn tắc giao thông”.

Theo TBNH

Bài viết cùng chủ đề

  • Tổng hợp tin tức, dự án bất động sản nổi bật tuần 2 tháng 9

    Tổng hợp tin tức, dự án bất động sản nổi bật tuần 2 tháng 9

    Tin thị trường
  • Cần nghiêm khắc hơn với dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ

    Cần nghiêm khắc hơn với dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ

    Tin thị trường
  • Giá thuê văn phòng Việt Nam đắt nhất châu Á - Thái Bình Dương

    Giá thuê văn phòng Việt Nam đắt nhất châu Á - Thái Bình Dương

    Tin thị trường
  • Sức hút lớn từ BĐS du lịch - nghỉ dưỡng Nha Trang

    Sức hút lớn từ BĐS du lịch - nghỉ dưỡng Nha Trang

    Tin thị trường
  • Tiếp tục vực lại sức sống cho thị trường BĐS Việt Nam

    Tiếp tục vực lại sức sống cho thị trường BĐS Việt Nam

    Tin thị trường
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Công trình, dự án mới

  • Nhà ở xã hội

  • Bất động sản Hà Nội

  • Quản lý chung cư

  • Kinh nghiệm mua bán nhà, đất

Desktop