logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Tiếp tục vực lại sức sống cho thị trường BĐS Việt Nam

Tin thị trường

13:22 | 12/09/2014

Sau một thời gian “đóng băng”, đến nay thị trường BĐS đã có dấu hiệu khởi sắc. Giá bán nhà ở đã chững lại, ở mức thấp, hợp lý hơn, nhất là ở phân khúc nhà ở trung bình.

  • Tháng 10, thị trường bất động sản hồi phục ngoạn mục
  • Nhu cầu tìm mua bất động sản Bắc Giang, Bắc Ninh tăng trở lại
  • Toàn cảnh thị trường bất động sản quý 2/2021
Tiếp tục vực lại sức sống của thị trường BĐS
Thị trường BĐS đang khởi sắc sau thời gian dài trầm lắng. (Ảnh minh họa)

Các nhà quản lý, doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư nước ngoài đều cùng chung nhận định thị trường bất động sản Việt Nam đang phục hồi, khởi sắc và có dấu hiệu phát triển trở lại.

Trong 6 tháng đầu năm 2014 nhiều dự án khu vực phía Tây Hà Nội đã ổn định, không giảm tiếp, cá biệt có một số dự án tăng nhẹ khoảng 1-2%. Lượng giao dịch thành công liên tục gia tăng, trong 7 tháng đầu năm 2014 tại Hà Nội có khoảng 5.100 giao dịch thành công (tăng gấp đôi so với cùng kì năm 2013), còn tại Thành phố Hồ Chí Minh là 4.500 giao dịch (tăng 30% so với cùng kỳ năm 2013).

Tính đến ngày 20/8, tổng giá trị tồn kho bất động sản còn khoảng 82.295 tỷ đồng (giảm 46.254 tỷ đồng so với quý 1/2013); dư nợ tín dụng bất động sản tăng cao hơn mức tăng trung bình của tín dụng chung, đạt 282.212 tỷ đồng vào thời điểm 30/6/2014, tăng 7.7% so với thời điểm 31/12/2013. Gói tín dụng 30.000 tỷ đồng đã giải ngân được hơn 20%.

Thị trường nhà ở phát triển mạnh mẽ trong 20 năm qua. Nếu như trước đây, Nhà nước bao cấp về nhà ở thì đến nay các tổ chức cá nhân đã tự mình đầu tư xây dựng và cung cấp nhà ở, tạo được quỹ vốn lớn cho thị trường BĐS. Từ năm 1999-2009, quỹ nhà ở toàn quốc đã tăng gấp 2 lần (từ 709 triệu m2 năm 1999 lên 1.433 triệu m2 năm 2009).

Đến năm 2013, quỹ nhà ở toàn quốc đã đạt 1.768 triệu m2; bình quân mỗi năm tăng khoảng 80 triệu m2 và dự kiến năm 2014 đạt 1.859 triệu m2. Diện tích bình quân nhà ở toàn quốc cũng tăng hơn 2 lần, từ 9,7m2/người năm 1999 lên 19,6 m2/người năm 2013.

Các chương trình nhà ở xã hội đang được triển khai mạnh mẽ với 98 dự án trong đó có 35 dự án dành cho người thu nhập thấp ở đô thị với gần 19.000 căn hộ. Hiện các địa phương đang triển khai tiếp 129 dự án nhà ở xã hội, cung cấp khoảng 82.500 căn hộ.

Bên cạnh đó, lượng vốn nước ngoài đầu tư vào thị trường BĐS Việt Nam ngày càng tăng. Hiện cả nước có 427 dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký khoảng 51 tỷ USD, đứng thứ 2 sau lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản chiếm 21% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Trong đó, Tp.Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai thị trường nhận được nguồn vốn đầu tư nhiều nhất.

Trong nửa đầu năm 2014, tại phân khúc văn phòng cho thuê ở hầu hết các thành phố lớn thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, sự tăng trưởng ngày càng mạnh mẽ, từ 1.6-5%.

Việt Nam được đánh giá là có mức giá thuê cạnh tranh so với các nước khác trong khu vực, đặc biệt ở phân khúc khách sạn, bán lẻ và căn hộ dịch vụ. "Trong điều kiện tình hình hoạt động kinh tế vĩ mô của Việt Nam gần đây được cải thiện đáng kể cùng nền tảng cơ bản hấp dẫn, những phân khúc này ở Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của các nhà phát triển dự án và nhà đầu tư nước ngoài”, Ông Troy Griffiths, Phó Giám đốc điều hành Savills Việt Nam cho biết.

Cuối năm 2013, khi thị trường BĐS bước đầu phục hồi, phân khúc bình dân chiếm đa số nhưng từ quý 4/2013 phân khúc cao cấp đã cho thấy những cải thiện đáng kể với giá bán cạnh tranh hơn và lịch thanh toán cũng linh hoạt hơn.

Kể từ ngày BĐS chính thức có mặt tại Việt Nam đến nay, thị trường này đã có những sự phát triển nhất định nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, phát triển thiếu lành mạnh, không ổn định. Sự phát triển của thị trường không gắn với kế hoạch dẫn đến cung vượt quá cầu, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam nhận định.

Quá nhiều dự án khu đô thị mới được cấp phép đầu tư, quá nhiều các dự án phát triển nhà ở được đầu tư xây dựng mà không căn cứ vào kế hoạch và nhu cầu của thị trường. Tính đến nay cả nước có 4.015 dự án được chấp thuận đầu tư với tổng diện tích đất theo quy hoạch là 102.228ha, trong đó diện tích xây dựng nhà ở là 36.076 ha.

Nếu toàn bộ các dự án này được triển khai thì số lượng nhà ở sẽ vượt quá nhu cầu và liệu rằng có đủ nguồn lực để đầu tư hay không. Đơn cử như tại Hà Nội, nếu hoàn thành toàn bộ các dự án đã giao chủ đầu tư thì sẽ tăng thêm hơn 520.000 căn trong khi Hà Nội hiện có có khoảng 733.000 hộ, dân số 3 triệu người.

Cơ cấu hàng hóa bất động sản đang mất cân đối, phân khúc nhà cao cấp, diện tích lớn được các doanh nghiệp đầu tư với mức khá lớn, trong khi sức mua phân khúc này chỉ đạt 20%, chưa phù hợp túi tiền của người dân. Trong khi đó, đầu tư bất động sản thường dựa vào vay tín dụng ngắn hạn, lãi suất cao; nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có quy mô nhỏ, năng lực yếu vẫn cố tham gia.

Hiện cả nước có 15.316 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nhưng trong số đó có tới 8.603 doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 20 tỷ đồng (chiếm 62.7%). Mặt khác, thủ tục hành chính đang còn nhiều hạn chế khiến dự án kéo dài, gây lãng phí, mất cơ hội cũng như làm nản chí nhà đầu tư.

Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách quan trọng như dần hoàn thiện thể chế đảm bảo thị trường phát triển cân đối cung-cầu, rà soát điều chỉnh các dự án cho hợp lý hơn, giải quyết nợ xấu và hỗ trợ tín dụng, trong đó có gói 30.000 tỷ đồng. Bộ Xây dựng đang rà soát lại các dự án, trên cơ sở đó đề xuất việc “bơm tiền” cho các dự án gần hoàn thiện nhưng thiếu vốn để tăng lượng hàng hóa bán ra, tạo tính thanh khoản cho thị trường. Điều đó chứng tỏ Nhà nước ta đang có nhiều cố gắng trong việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Bộ Xây dựng cũng tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi và Luật nhà ở sửa đổi với nhiều nội dung mở, thông thoáng hơn, trong đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước ngoài, người nước ngoài được tham gia đầu tư kinh doanh bất động sản cũng như được thuê nhà, thuê đất.

Tại hội thảo, nhiều nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, mặc dù thị trường bất động sản Việt Nam có dấu hiệu phát triển trở lại nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm, trong đó cần tăng cường tính minh bạch và đơn giản thủ tục hành chính để tạo môi trường đầu tư thông thoáng. Theo phản ánh của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, chính quyền địa phương thường đặt ra nhiều thủ tục vượt cấp trung ương, gây khó dễ.

Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam dẫn chứng có nơi nhận hồ sơ, phát hiện thiếu sót 3 loại giấy tờ nhưng chỉ thông báo có 1, vài tháng sau lại triệu doanh nghiệp lên bổ sung thêm khiến dự án mất rất nhiều thời gian, gây mất cơ hội cũng như làm “nản chí” nhà đầu tư.

"Về vấn đề này, mặc dù không thể một sớm một chiều giải quyết dứt điểm nhưng Chính phủ Việt Nam sẽ nỗ lực hết mình, đơn giản thủ tục hành chính, công khai, minh bạch để tạo niềm tin và sức thu hút đối với các nhà đầu tư" - ông Nam khẳng định.

Có thể nói, tiềm năng phát triển BĐS ở nước ta trong tương lai là rất lớn. Tuy nhiên để vực được tiềm năng này, Nhà nước cần có nhiều chính sách thông thoáng hơn, các thủ tục hành chính cần giản tiện, rõ ràng minh bạch hơn để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước thực hiện tốt kế hoạch đầu tư của mình.

Theo SGĐTTC

Bài viết cùng chủ đề

  • Sức hút lớn từ BĐS du lịch - nghỉ dưỡng Nha Trang

    Sức hút lớn từ BĐS du lịch - nghỉ dưỡng Nha Trang

    Tin thị trường
  • Nhà cho công nhân: Trách nhiệm hơn lợi nhuận

    Nhà cho công nhân: Trách nhiệm hơn lợi nhuận

    Tin thị trường
  • Việt Nam: giá nhà và chất lượng quá chênh nhau

    Việt Nam: giá nhà và chất lượng quá chênh nhau

    Tin thị trường
  • Nhà ở xã hội

    Nhà ở xã hội "lên ngôi"

    Tin thị trường
  • "Khoái khẩu mới" của chủ đầu tư Hàn Quốc

    Tin thị trường
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Công trình, dự án mới

  • Nhà ở xã hội

  • Bất động sản Hà Nội

  • Quản lý chung cư

  • Kinh nghiệm mua bán nhà, đất

Desktop