Ông chủ của tòa tháp cao nhất Tp.HCM chưa kịp soán ngôi “tòa nhà cao nhất Việt Nam” Keangnam Hanoi Landmark Tower thì đã nổi tiếng với hàng loạt vụ thâu tóm các đại gia bất động sản Việt.
Đại gia chuyên thâu tóm
Dường như giới kinh doanh Việt Nam khá xa lạ với cái tên Gaw Capital Partners, một công ty bất động sản tư nhân quốc tế có trụ sở tại Hồng Kông. Tuy nhiên, khi Gaw Capital Partners bất ngờ thông báo một quỹ mới mà công ty quản lý vừa mua lại một danh mục các dự án bất động sản hiện tại ở Việt Nam từ Indochina Land Holdings 2 Ltd hồi đầu tháng 6 vừa qua đã khiến không ít người có máu mặt phải giật mình. Được biết, quỹ quản lý mới này được thành lập dựa trên công ty con của Gaw Capital Partners và một đơn vị Việt Nam có tên NP Capital.
Giá của các danh mục đầu tư được mua là 106 triệu USD với 4 dự án do Indochina Land Holdings 2 Ltd. nắm giữ và nằm trên khắp cả nước. Cụ thể: tại Hà Nội là Indochina Plaza, tại Đà Nẵng là Hyatt Regency và 2 dự án phát triển đất ở Đà Nẵng và Tp.HCM.
Để có được 4 dự án trên, Gaw Capital Partners phải chi đến cả 106 triệu USD, tuy nhiên, “dàn lãnh đạo” của doanh nghiệp này lại tỏ ra rất hân hoan với thương vụ mình đã đạt được.
|
Gaw Capital Partners mới mua lại tòa nhà Indochina Plaza. |
Theo Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch của Gaw Capital Partners Kenny Gaw, vụ mua bán danh mục tài sản có chất lượng cao được hoàn thành khiến họ rất vui mừng. Và họ cũng mong đợi đến ngày được làm việc cùng với đội ngũ chuyên nghiệp, có năng lực tại Indochina trong thời gian chuyển giao.
Không chỉ giúp mang lại nguồn lợi nhuận hấp dẫn, các bất động sản nằm trong danh mục được mua thành công còn thể hiện sự tin tưởng của Gaw Capital Partners đối với thị trường Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh. Chung tay với đối tác có kinh nghiệm, chuyên môn và nguồn lực trong nước là sức sáng tạo và tầm nhìn của họ, hứa hẹn sẽ làm được nhiều điều cho các dự án, ông Kenny cho biết thêm.
Giám đốc Đầu tư Gaw Capital Partners, ông Felix Lai cũng đánh giá: Giao dịch trên mang tính chất mở màn có liên quan đến nhiều loại tài sản đa dạng tại nhiều thành phố và một cơ cấu vốn đổi mới - lần đầu tiên có trên thị trường bất động sản Việt Nam. Đồng thời, ông cũng thể hiện niềm vui của doanh nghiệp mình khi nhận được sự hợp tác và hỗ trợ chặt chẽ từ phía các nhà đầu tư, các đối tác trong nước và cả bên bán để giao dịch được thành công.
Theo Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch của Gaw Capital Partners Kenny Gaw, vụ mua bán danh mục tài sản có chất lượng cao được hoàn thành khiến họ rất vui mừng. Và họ cũng mong đợi đến ngày được làm việc cùng với đội ngũ chuyên nghiệp, có năng lực tại Indochina trong thời gian chuyển giao.
Không chỉ giúp mang lại nguồn lợi nhuận hấp dẫn, các bất động sản nằm trong danh mục được mua thành công còn thể hiện sự tin tưởng của Gaw Capital Partners đối với thị trường Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh. Chung tay với đối tác có kinh nghiệm, chuyên môn và nguồn lực trong nước là sức sáng tạo và tầm nhìn của họ, hứa hẹn sẽ làm được nhiều điều cho các dự án, ông Kenny cho biết thêm.
Giám đốc Đầu tư Gaw Capital Partners, ông Felix Lai cũng đánh giá: Giao dịch trên mang tính chất mở màn có liên quan đến nhiều loại tài sản đa dạng tại nhiều thành phố và một cơ cấu vốn đổi mới - lần đầu tiên có trên thị trường bất động sản Việt Nam. Đồng thời, ông cũng thể hiện niềm vui của doanh nghiệp mình khi nhận được sự hợp tác và hỗ trợ chặt chẽ từ phía các nhà đầu tư, các đối tác trong nước và cả bên bán để giao dịch được thành công.
Gaw Capital Partners chú trọng vào bất động sản tại các thị trường như Trung Quốc và các thị trường có rào cản gia nhập lớn trên toàn cầu.
Từ năm 2005, đã có 4 quỹ bất động sản được Gaw Capital Partners với mục đích hướng tới Khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Trung Quốc mở rộng. Cũng tính từ năm 2005, Gaw Capital Partners đã huy động vốn góp 4,26 tỷ USD và khối tài sản mà tổ chức này đang quản lý tính đến quý I/2015 là 9,16 tỷ USD.
Sẽ soán vị của Keangnam
Khi thông tin thâu tóm 4 dự án bất động sản Việt chưa kịp “nguội” thì Gaw Capital Partners lại khiến dư luận nóng hơn với một thông tin sốt khác. Đó là việc sẽ xây dựng dự án khu phức hợp tháp quan sát (Empire City) trong khu lõi Khu đô thị mới Thủ Thiêm ở quận 2, Tp.HCM với tổng số vốn là 1,2 tỷ USD. UBND Tp.HCM cấp giấy chứng nhận cho dự án này.
|
Empire City sẽ soán ngôi Keangnam Hanoi Landmark Tower, tòa nhà cao nhất Việt Nam. |
Quy mô diện tích của Khu phức hợp là khoảng 14,5 ha, trong đó, gồm có một số hạng mục lớn như tòa nhà 86 tầng, khách sạn thuộc hạng 5 sao, trung tâm thương mại, văn phòng làm việc, căn hộ ở và căn hộ dịch vu cùng bãi đỗ xe ngầm.
Các danh sách hạng mục của Empire City không khác so với những dự án bất động sản đã được thực hiện tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý của dự án này là “đòi soán ngôi” tòa tháp cao nhất Việt Nam của Keangnam Hanoi Landmark Tower tại Hà Nội.
Với chiều cao 86 tầng, tháp Empire City sẽ là toà nhà cao nhất Việt Nam hiện nay (tính theo giấy phép). Khi công trình được hoàn thiện, độ cao Keangnam Hanoi Landmark Tower (72 tầng) sẽ bị Empire City đoạt vị.
Tuy nhiên, phải chờ thêm vài năm nữa thì Empire City mới có thể chính thức “soán ngôi” của Keangnam Hanoi Landmark Tower. "Ông chủ” của Keangnam Hanoi Landmark Tower là Keangnam Enterprises bắt đầu vào Việt Nam từ năm 2007, nhưng đến mãi năm 2011, tòa nhà cao nhất Việt Nam mới được hoàn thành và đi vào hoạt động.
Ngoài độ cao, Empire City còn vượt Keangnam Hanoi Landmark Tower cả về vốn đầu tư. Nếu vốn đầu tư mà đại gia Hàn Quốc dành cho Keangnam Hanoi Landmark Tower là 1,05 tỷ USD, thì Empire City đã tiêu tốn của đại gia Hong Kong đến 1,2 tỷ USD.
Tuy nhiên, Empire City được thiết kế là cả khu phức hợp với nhiều hạng mục khác nhau, trong khi đó, Keangnam Hanoi Landmark Tower chỉ có tòa nhà phục vụ cho tất cả các nhu cầu về văn phòng, trung tâm thương mại và căn hộ. Vì thế, nếu xét về độ đắt đỏ thì Empire City chưa chắc đã vượt Keangnam Hanoi Landmark Tower.
Và còn một điều nữa mà mọi người cũng không khỏi băn khoăn, đó là, nếu mang Empire City so sánh với Keangnam Hanoi Landmark Tower thì liệu số phận của “tân tòa tháp cao nhất Việt Nam” có lận đận như “cựu tòa tháp cao nhất Việt Nam” hay không!