VLXD thân thiện với môi trường (TTMT) là những vật liệu mà trong quá trình sản xuất và sử dụng không phát ra các yếu tố làm mất cân bằng sinh thái, gây hại cho môi trường, gây hại cho các cơ thể sống hiện tại và lâu dài. Báo XD&PL đã trao đổi với Phó Chủ tịch Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam Lê Minh Phúc xung quanh vấn đề này.
VLXD thân thiện với môi trường (TTMT) là những vật liệu mà trong quá trình sản xuất và sử dụng không phát ra các yếu tố làm mất cân bằng sinh thái, gây hại cho môi trường, gây hại cho các cơ thể sống hiện tại và lâu dài. Báo XD&PL đã trao đổi với Phó Chủ tịch Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam Lê Minh Phúc xung quanh vấn đề này.
Trong lĩnh vực sản xuất tấm lợp xây dựng việc sản xuất những sản phẩm TTMT được triển khai như thế nào?
- Về tấm lợp fibro-ximăng , dư luận trong và ngoài nước rất quan tâm và e ngại với vật liệu amiăng dù Chính phủ đã cho phép sử dụng. Theo tôi, khi đánh giá một vật liệu TTMT thì phải chia vật liệu đó thành 2 công đoạn. Công đoạn đầu tiên là việc sản xuất ra vật liệu đó bằng cách nào? Có ảnh hưởng xấu đến môi trường không? Sau đó mới tính đến việc đánh giá nó có TTMT với tư cách là vật liệu? Trên tiêu chí đó ta đánh giá nguyên liệu mà ngành tấm lợp fibro-ximăng đang sử dụng.
Cũng như ngành sản xuất tấm lợp fibro-ximăng thế giới, Việt Nam đang sử dụng amiăng chrysotile gọi là amiăng trắng để sản xuất tấm lợp. Đây là loại sợi khoáng khai thác từ lòng đất , chỉ có đập nghiền rồi lọc lấy sợi, cung cấp cho các ngành công nghiệp đặc thù trong đó có ngành tấm lợp. Để thu được sợi amiăng, người ta không dùng nhiệt để đun nóng trực tiếp hay gián tiếp nên không có khí thoát ra. Giá thành sợi amiăng rẻ hơn nhiều so với các sợi tổng hợp khác. Thành phần chính chiếm 95% của amiang là can-xi, silic và ma-giê nên cho dù có nấu nóng chảy thì các khí thoát ra cũng không có thành phần nào độc hại cả. Hơn nữa đây lại là sản phẩm xây dựng không nung. Tuy nhiên, vấn đề mà ngành sản xuất tấm lợp fibro-ximăng hết sức chú ý là kích thước đường kính của sợi quá nhỏ, cỡ microng nên dễ xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp gây ra các bệnh bụi phổi chủ yếu là đối với những người trực tiếp sản xuất, còn người tiêu dùng thì không mấy bị ảnh hưởng vì sợi amiăng đã bị nhốt kín bởi ximăng .
Để khắc phục tình trạng này, Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam đã cho tiến hành nhiều giải pháp công nghệ như nghiền trộn amiăng-ximăng trong thùng kín, tạo sóng bằng máy hút chân không, làm ẩm amiăng và môi trường trước khi gia công. Trong các năm gần đây, nhất là sau khi có các Quyết định 133/2004/QĐ-TTg và 121/2008/QĐ-TTg của Chính phủ, ngành tấm lợp đã đầu tư trên 200 tỷ đồng để cải tiến thiết bị, công nghệ xử lý chất thải làm cho môi trường đạt tiêu chuẩn quốc gia và khu vực. Qua nhiều đợt kiểm tra sức khỏe không phát hiện trường hợp nào mắc bệnh đặc trưng hay tử vong do amiăng .
Xin ông cho biết cụ thể tại Việt Nam đã có những cơ sở nào đầu tư dây chuyền công nghệ mới để sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường ?
- Tuy Chính phủ đã cho phép ngành tấm lợp sử dụng amiang trắng để làm tấm lợp nhưng nếu có khách hàng mua tấm lợp không amiang thì chúng tôi cũng phải chuyển dần sang sản xuất tấm không amiăng. Đó là quy luật của thị trường. Hiệp hội khuyến khích các thành viên Hiệp hội có điều kiện nên cải tiến thiết bị để sản xuất tấm sóng, tấm phẳng có amiăng và không amiăng. Hiện nay đã có 3 nhà máy sản xuất tấm lợp là Đồng Nai, Nam Việt và Thuận Cường đang đẩy mạnh việc sản xuất các sản phẩm không amiăng, đạt tiêu chuẩn quốc tế vì loại này hiện có nhu cầu lớn, đang phải nhập của Malaixia. Loại tấm phẳng thường dùng để làm tấm ngăn, tấm ốp tường, trần, sàn… Loại này chủ yếu chỉ dùng bột giấy và ximăng mà không dùng amiăng vì nó không đòi hỏi khả năng chịu lực. Hiện nay Hiệp hội có thể sản xuất 10 triệu m2 tấm lợp không amiăng. Sản phẩm đã tham gia triển lãm quốc gia, đạt tiêu chuẩn là vật liệu TTMT. Dự định đầu năm 2011 ngành tấm lợp sẽ sản xuất 500 ngàn m2 tấm phẳng không amiăng. Một thuận lợi lớn của ngành tấm lợp chúng tôi là hầu hết các dây chuyền chuyển đổi đều do Viện Thiết kế - Bộ Công Thương thiết kế chế tạo với giá thành chỉ bằng 40% giá nhập ngoại. Thậm chí một số nước châu Á, châu Phi và Trung Đông vẫn muốn đặt dây chuyền này tại Việt Nam.
Hiệp hội đang cho thiết kế những dây chuyền sản xuất ít tốn năng lượng hơn từ 0,8kw/tấm lợp như các nước châu Âu xuống còn 0,5kw/tấm và đang phấn đấu xuống nữa để hạn chế việc sử dụng năng lượng điện hay than gây ô nhiễm môi trường.
Xin cảm ơn ông!
(Theo Baoxaydung)