Thị trường nhà ở sẽ đón nguồn vốn nước ngoài không nhỏ; TP. Hà Nội công bố thông tin về nhà 12 Nguyễn Chế Nghĩa, Quy định bảo lãnh nhằm bảo vệ quyền lợi người mua nhà... là những tin tức bất động sản (BĐS) nổi bật trong tuần vừa qua.
162 triệu đồng/m2 đất phố cổ: Nhóm lợi ích quá lớn
Theo Nghị định của Chính phủ hiệu lực từ 29/12, đất tại các đô thị có mức giá tối đa là 162 triệu đồng/m2. So với mức giá tối đa hiện hành (khu vực Lý Thái Tổ, Hàng Ngang, Hàng Đào là 81 triệu đồng/m2), đây cũng là mức tăng gấp đôi.
Bảng giá đất của UBND TP. Hà Nội cũng quy định mức giá đất ở khu phố cổ như Lê Thái Tổ, Hàng Ngang, Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm) có giá cao nhất 162 triệu đồng/m2, con số này bằng khung giá tối đa của Chính phủ.
Qua mức giá đất quy định thấp có thể thấy, hiện nay, nhóm lợi ích còn quá lớn. Vì thế, quá trình cải cách hệ thống thuế đang bị chính nhóm lợi ích này cản lại, nguyên Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường cho biết: “Theo tôi khung giá tối đa ít nhất phải là 600-700 triệu đồng/m2. Thế nhưng giờ chúng ta mới “bò” lên được tới 162 triệu đồng/m2 trong khi giá thực cao hơn thế rất nhiều”.
Thị trường nhà ở sẽ đón nguồn vốn không nhỏ từ nước ngoài
Đó là nhận địch của TS. Nguyễn Đình Ánh, Chuyên gia kinh tế và Nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu thị trường giá cả. Theo đó, Luật Nhà ở 2014 đã sửa đổi theo hướng bảo vệ tốt hơn quyền lợi của khách hàng cũng như nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà đầu tư.
Cho phép tổ cá nhân và tổ chức nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam là điểm mới đáng chú ý là Luật Nhà ở. Từ đó, BĐS nói riêng và nền kinh tế nói chung chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi tích cực.
Thứ nhất, thị trường nhà ở sẽ đón nguồn vốn nước ngoài không nhỏ, qua đó góp phần giải quyết các khó khăn do thiếu vốn ở một số phân khúc nhà ở hiện nay trên thị trường Việt Nam, làm thay đổi cán cân cung cầu về nhà ở trên cơ sở tăng nguồn cung.
Thứ hai, sẽ có chuyển biến tích cực về tính chất cầu về nhà ở, đặc điểm cầu về nhà ở của người nước ngoài sẽ tiếp cận gần hơn tới các thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế.
|
Theo TS. Nguyễn Đình Ánh, thị trường nhà ở sẽ đón nguồn vốn
không nhỏ từ nước ngoài (ảnh minh họa) |
TP. Hà Nội công bố thông tin về nhà 12 Nguyễn Chế Nghĩa
Theo UBND thành phố, việc thanh toán tiền thuê nhà hàng tháng và thuê nhà của gia đình ông Hoàng Văn Nghiên là hợp pháp.
Phát ngôn của UBND TP. Hà Nội (sáng 9/12) khẳng định: Căn nhà số 12, phố Nguyễn Chế Nghĩa không phải là nhà công vụ mà thuộc quỹ nhà ở của thành phố sử dụng để cho thuê ở. Bộ Xây dựng đã có ý kiến, Bộ Tài chính đã kiểm tra, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc này vào năm 2006.
Được biết, gia đình ông Hoàng Văn Nghiên trước đây thuê căn hộ thuộc sở hữu Nhà nước ở khu tập thể Trường đại học Bách khoa Hà Nội. Năm 2001, ông Hoàng Văn Nghiên đã bàn giao căn hộ này cho Nhà nước. Đồng thời, ông Nghiên đã được thuê căn nhà 12, phố Nguyễn Chế Nghĩa để ở.
Quy định bảo lãnh nhằm bảo vệ quyền lợi người mua nhà
Theo đó, quy định này sẽ giúp thị trường BĐS minh bạch hơn và đảm bảo quyền lợi cho người góp vốn mua nhà. Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua có một số nội dung mới như siết chặt hoạt động đầu tư xây dựng trong lĩnh vực BĐS. Trong đó có quy định, chủ đầu tư dự án muốn bán, cho thuê nhà ở hình thành trong tương lai, phải được tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính bảo lãnh
Thị trường BĐS đóng băng, nhiều chủ đầu tư dự án nhà ở chậm tiến độ, hết vốn, thậm chí “cao chạy xa bay” với hàng trăm tỷ đồng tiền góp vốn của người dân. Trong thời gian qua, nhiều vụ việc xảy ra tại Hà Nội gây bức xúc dư luận.
Chưa vội đầu tư xây dựng sân bay Long Thành
Đó là quan điểm của TS. Nguyễn Bách Phúc, Viện trưởng Viện Điện - Điện tử - Tin học EEI, Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý HASCON tại buổi lấy ý kiến các chuyên gia kinh tế, hàng không về việc xây dựng sân bay Long Thành do Ủy ban Thường Vụ Quốc hội tổ chức tại Tp.HCM ngày 12/12.
TS. Phúc cho biết, sân bay Tân Sơn Nhất có thể nâng cấp lên tới 80 triệu hành khách/năm chỉ với tổng đầu tư 3 tỷ USD. Trước mắt, việc nâng cấp sân bay này lên tối thiểu 56 triệu hành khách/năm mà không cần di dời người dân là hoàn toàn có thể thực hiện được. Đất dùng cho việc mở rộng là nơi làm sân golf 15 9ha và khu vực đất trống 36 ha. Điều đó dựa trên việc phân tích năng lực của một sân bay phụ thuộc ba yếu tố chính là nhà ga, đường băng, bãi đỗ.