logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Vạch mặt "chiêu trò" bán bất động sản do ngân hàng thanh lý

Tin thị trường

14:27 | 13/09/2019

Theo thông tin từ Ngân hàng Sacombank, ngân hàng này không hề hợp tác với Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Hoàng Hưng Thịnh tại tỉnh Bình Dương, cũng không có nhân viên nào tên Trung Tuấn.

  • Top 5 dự án đất nền Bắc Ninh đang mở bán
  • Đất nền vùng ven tiếp tục xu hướng tăng giá
  • Lãi suất giảm, nhà đầu tư “ngậm đắng nuốt cay” vì đổ tiền vào BĐS

Kỳ 2: Bất chấp thủ đoạn để lừa bán đất nền

Ngang nhiên mạo danh nhân viên ngân hàng

Trong bài "Lật tẩy những "chiêu" bán đất nền do ngân hàng thanh lý với giá siêu rẻ" đăng trên báo Dân trí, Trung Tuấn - nam nhân viên tự xưng là nhân viên hội sở Ngân hàng Sacombank đã gọi điện cho chúng tôi để mời mua đất nền giá siêu rẻ tại quận Thủ Đức.

Tuy nhiên, khi chúng tôi tới điểm hẹn tại Trung tâm hội nghị Claris Palace số 22, đường Hiệp Bình, quận Thủ Đức, TP.HCM thì nhân viên này bỗng nhiên mất hút và nhân viên của Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Hoàng Hưng Thịnh đã dẫn chúng tôi đi xem đất tận... Bình Dương.

lừa bán đất nền do ngân hàng thanh lý
Môi giới quảng cáo đất nền do ngân hàng thanh lý tại quận Thủ Đức nhưng lại đưa khách hàng xuống tận huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương tham quan dự án. (Ảnh: Đại Việt)

Để xác minh thông tin của nhân viên tên Trung Tuấn, chúng tôi đã liên hệ với đại diện của Sacombank. Vị đại diện ngân hàng khẳng định không có nhân viên, cán bộ nào tên Trung Tuấn cũng như số điện thoại 0936808xxx thuộc hội sở Sacombank hiện tại.

Theo đại diện ngân hàng Sacombank: "Sacombank không có bất cứ liên kết, ký gửi bất động sản nào với Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Hoàng Hưng Thịnh địa chỉ tại 554 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương".

Vị này thông tin, quy trình thanh lý nhà đất của Sacombank như sau: Ngân hàng có 2 dạng tài sản thanh lý gồm tài sản bảo đảm nợ vay (tài sản thế chấp) và tài sản nhận cấn trừ nợ. Nhà băng thanh lý 2 loại tài sản thông qua một trong những hình thức, thủ tục như chào giá cạnh tranh công khai trên trang web của Sacombank; bán thỏa thuận; bán đấu giá thông qua tổ chức có chức năng như công khai trên website của Sacombank, niêm yết, tại UBND phường/xã nơi có bất động sản, đăng báo công khai.

Thông tin là giả, thiệt hại thật

Đại diện Công ty Hoàng Hưng Thịnh, ông Thành Đô cho hay, công ty không bán những sản phẩm lẻ do người dân ký gửi mà chỉ phân phối sản phẩm thuộc các dự án bất động sản.

Ông Đô nói: "Người dân họ vay ngân hàng để mua bất động sản nhưng không có tiền đáo hạn hoặc không còn khả năng chi trả thì họ ký gửi cho công ty chúng tôi để bán".

Cũng theo đại diện Công ty Hoàng Hưng Thịnh, những dự án bất động sản này không phải do ngân hàng thanh lý mà chỉ là sản phẩm được người dân gửi đến để bán ra thị trường.

Ông Đô tỏ ra ấp úng, lảng tránh câu hỏi: "Việc nhân viên công ty tự xưng là nhân viên ngân hàng để tiếp cận khách hàng là chính sách của Công ty Hoàng Hưng Thịnh hay là chiêu thức do nhân viên tự nghĩ ra?".

chiêu trò lừa bán đất
Những chiêu trò lừa bán đất nền của môi giới làm giảm niềm tin của người dân vào thị trường bất động sản. (Ảnh: Đại Việt)

Theo bà Nguyễn Thanh Hương - chuyên gia địa ốc tại TP.HCM, trước thông tin rao bán nhà đất do ngân hàng thanh lý, người mua cần phải hết sức tỉnh táo, thận trọng.

Bà Hương cho biết: "Hiện nay, nhiều cá nhân, tổ chức đang mạo danh các đơn vị kinh doanh bất động sản uy tín hoặc các ngân hàng để rao bán bất động sản. Việc này nhằm tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nó cũng mang lại nhiều hệ lụy rất lớn cho ngành bất động sản".

Hệ lụy lớn nhất của các chiêu lừa bán đất nền dự án là người dân mất niềm tin vào thị trường bất động sản, tạo tâm lý bất an, luôn đề phòng trước mọi thông tin. Theo đó, các doanh nghiệp địa ốc chân chính cũng như toàn thị trường sẽ bị ảnh hưởng.

Khách hàng khi được quảng cáo dự bán bất động sản nên liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng, đường dây nóng của chủ đầu tư dự án, ngân hàng (trường hợp quảng cáo là bất động sản do ngân hàng thanh lý). Có thể nói, cách này là nhanh nhất để nắm rõ thông tin ban đầu.

Bộ phận pháp chế của các doanh nghiệp khi phát hiện các thông tin mạo danh, thông tin giả sẽ gửi văn bản tới các tổ chức, công ty mạo danh để xử lý.

Song, động thái trên chỉ có tác dụng với các tổ chức, công ty còn với cá nhân sẽ rất khó xử lý bởi không quy được trách nhiệm. Do đó, việc xử lý thường rơi vào "ngõ cụt".

Bà Hương nhìn nhận: "Tôi nghĩ, các cơ quan chức năng cần có những biện pháp chế tài mạnh hơn nữa để xử lý các cá nhân, tổ chức mạo danh các doanh nghiệp uy tín để chuộc lợi, bởi việc này ảnh hưởng lớn đến khách hàng và các doanh nghiệp chân chính cũng như toàn thị trường bất động sản".

Kỳ 1: Lừa khách vào "tròng"

Theo Dân trí

Bài viết cùng chủ đề

  • "Chiêu trò" bán đất nền giá riêu rẻ do ngân hàng thanh lý

    Tin thị trường
  • Hà Nội: Chung cư quanh nhà máy Rạng Đông rớt giá thảm hại

    Hà Nội: Chung cư quanh nhà máy Rạng Đông rớt giá thảm hại

    Tin thị trường
  • Đất Nhơn Trạch (Đồng Nai) lại sốt nóng

    Đất Nhơn Trạch (Đồng Nai) lại sốt nóng

    Tin thị trường
  • Khách mua BĐS vẫn dính bẫy dù biết là

    Khách mua BĐS vẫn dính bẫy dù biết là "treo đầu dê, bán thịt chó"

    Tin thị trường
  • Đồng Nai có thêm 1 văn phòng trái phép mang tên địa ốc Alibaba

    Đồng Nai có thêm 1 văn phòng trái phép mang tên địa ốc Alibaba

    Tin thị trường
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Công trình, dự án mới

  • Nhà ở xã hội

  • Bất động sản Hà Nội

  • Quản lý chung cư

  • Kinh nghiệm mua bán nhà, đất

Desktop