logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Vì đâu khiến hàng nghìn sổ đỏ nhà ở xã hội bị “om”?

Chính sách - Quy Hoạch

13:23 | 26/10/2014

Tại Hà Nội, nhiều công trình nhà ở xã hội dù đã được đưa vào sử dụng 35 năm những mới chỉ có một chủ đầu tư làm sổ đỏ cho dân. Hằng nghìn hộ khác vẫn trong tình trạng bị “om” sổ đỏ.

  • Tp.HCM đầu tư lớn cho nhà ở xã hội
  • Chuyên gia: Cần thiết siết tín dụng bất động sản trong năm 2019
  • HoREA kiến nghị miễn cấp phép xây dựng với công trình nhà ở riêng lẻ

 “Dài cổ” chờ sổ đỏ

Công trình nhà ở xã hội đầu tiên được đưa vào sử dụng từ năm 2011.  Đến nay đã có thêm 6 dự án nữa đưa vào sử dụng với hàng nghìn hộ dân về ở. Thế nhưng tình trạng chờ sổ đỏ vẫn diễn ra phổ biến. Duy nhất một dự án chủ đầu tư làm sổ đỏ cho dân.

Thực tế, chủ đầu tư khi xây nhà ở xã hội nhận được nhiều ưu đãi như: Miễn tiền sử dụng đất, vay ưu đãi..., nhưng giá cao hơn giá nhà ở thương mại cùng khu vực.

Anh M.L đang sinh sống tại tòa No -10A Khu nhà ở xã hội Sài Đồng (Long Biên, Hà Nội) do Hanco 3 làm chủ đầu tư,cho biết: “Gia đình tôi đã về ở 3 năm, gần tới thời hạn để bán (sau 5 năm ở thì được chuyển nhượng) nhưng không thấy chủ đầu tư nói về việc làm sổ đỏ. Trong khi dự án bên cạnh của chủ đầu tư khác đã làm xong sổ đỏ cách đây một năm khiến chúng tôi rất sốt ruột.”

 Anh M.L cho biết giá tạm tính của nhà ở xã hội Sài Đồng do Hanco 3 làm chủ đầu tư  là 12,7 triệu đồng/m2 (bao gồm VAT, 2% phí bảo trì) cao hơn giá nhà thương mại.

 “Tại thời điểm đó, nhiều nhà ở thương mại có giá 10 triệu đồng/m2 như: Đại Thanh (Thanh Trì, Hà Nội), Kim Văn, Kim Lũ (Hoàng Mai, Hà Nội)...

Trong khi đó để được mua nhà ở xã hội, chúng tôi phải vất vả làm nhiều thủ tục giấy tờ. Ngoài ra, hiện cư dân đều phải đang “ăn” nguồn nước không đảm bảo do bể nước tòa nhà bị ô nhiễm.

“Cảm giác chủ đầu tư như đem con bỏ chợ khi xây xong nhà và không có trách nhiệm gì với cư dân”, anh M.L nói.

Hàng trăm hộ dân tại nhà ở xã hội đầu tiên Ngô Thì Nhậm (Hà Đông, Hà Nội) do Công ty CP Bê tông và Xây dựng Xuân Mai (Vinaconex Xuân Mai) làm chủ đầu tư cũng đã chờ đợi gần 5 năm mà vẫn chưa được làm sổ đỏ.

hanco 3
Cư dân tòa nhà No 10A do Hanco 3 làm chủ đầu tư bức xúc vì không có sổ đỏ
 và nguồn nước không đảm bảo

Bà Nguyễn Nga, cư dân tòa nhà cho hay: “Lúc gia đình tôi mua nhà chưa có gói vay ưu đãi 30.000 tỷ đồng nên phải vay mượn khắp nơi. Tôi rất mong sớm có sổ đỏ để vay ngân hàng nhưng càng mong càng chẳng thấy đâu”.

Ngoài dự án NƠXH Ngô Thì Nhậm, Vinaconex Xuân Mai còn làm chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội Kiến Hưng (Hà Đông, Hà Nội).

Một cư dân ở tòa nhà này cho biết: “Không chỉ chậm làm sổ đỏ mà dự án còn thiếu hạ tầng như chợ, trường học... khiến sinh hoạt của cư dân rất khó khăn. Chúng tôi đã phải chấp nhận mua giá cao hơn giá nhà thương mại, nhưng nếu cứ khất lần việc làm sổ đỏ sẽ khiến nhiều cư dân rời khỏi khu này”.

Ham lãi nên chưa quyết toán?

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Duy Phong, Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội cho biết, trước đây, quyết toán giá nhà ở xã hội do liên sở cùng làm như: Sở Tài chính, Sở Xây dựng.

Vì vậy, thủ tục quyết toán cho giá nhà ở xã hội còn chậm. Nay, UBND thành phố Hà Nội vừa giao cho Sở Xây dựng đảm nhận để đẩy nhanh việc quyết toán giá cho nhà ở xã hội.

“Về nguyên tắc, giá nhà ở xã hội quyết toán không được cao hơn giá tạm tính. Nếu giá thấp hơn, chủ đầu tư phải trả lại tiền cho người dân”, ông Phong nói.

Trong khi đó, ông Trần Văn Can, Chủ tịch HĐQT Handico 5 (Chủ đầu tư NƠXH No 11A và No 12-2 Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội) chia sẻ: “Chúng tôi đã làm sổ đỏ cho 412/420 căn hộ cho cư dân. Số còn lại do cư dân không có nhu cầu và không có mặt tại tòa nhà khi chúng tôi triển khai hàng loạt.

Sở dĩ chúng tôi làm nhanh bởi công ty chấp nhận quyết toán thấp hơn giá thành để cư dân được lợi. Nhiều chủ đầu tư vì lợi nhuận nên chưa dám quyết toán giá thành để làm sổ đỏ”. Ông Can cho biết thêm, một dự án thi công kéo dài 2- 3 năm có khả năng trượt giá. Hơn nữa, giá NƠXH chỉ là tạm tính nên khó tránh khỏi việc nâng giá khi quyết toán.

Còn ông Nguyễn Văn Đa, Phó Giám đốc Cty Vinaconex Xuân Mai lý giải việc chậm làm sổ đỏ cho cư dân do lỗi của cả chủ đầu tư và cơ quan chức năng.

 “Đối với dự án NƠXH Ngô Thì Nhậm, chúng tôi đã hoàn tất hồ sơ gửi cơ quan chức năng để quyết toán giá, có thể đến cuối năm nay sẽ hoàn thành việc này và sang năm 2016 mới có thể làm thủ tục cấp sổ đỏ. Còn dự án ở Kiến Hưng, việc chậm quyết toán và đến nay chưa có giá chính thức cũng là do thay đổi quy hoạch nên dự án đến nay vẫn chưa có quyết định giao đất. Thiếu giấy tờ nên chủ đầu tư cũng chưa thể hoàn thiện các thủ tục làm sổ đỏ cho người dân được”, ông Đa nói.

Đại diện chủ đầu tư NƠXH Đại Mỗ (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, đã gửi hồ sơ lên Sở Xây dựng quyết toán và chờ UBND thành phố Hà Nội phê duyệt. “Chúng tôi quyết toán bằng giá tạm tính. Dù có muốn làm nhanh sổ đỏ cho dân cũng phải chờ cấp trên phê duyệt nên mất nhiều thời gian”, vị này nói.

Theo ông Vũ Ngọc Đạm, Trưởng phòng Phát triển nhà (Sở Xây dựng Hà Nội), UBND thành phố Hà Nội vừa yêu cầu sở khẩn trương thẩm định giá bán, giá cho thuê dự án NƠXH đã đưa vào sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư thanh lý hợp đồng mua bán. Hiện, Sở Xây dựng đang trong quá trình rà soát để đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho người mua NƠXH.

Theo Tiền Phong

Bài viết cùng chủ đề

  • “Bắt tay” né hợp đồng bảo lãnh

    “Bắt tay” né hợp đồng bảo lãnh

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Tp.HCM bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước theo bảng giá đất năm 2014

    Tp.HCM bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước theo bảng giá đất năm 2014

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Hà Nội: Cắt giảm diện tích sàn xây dựng khu đô thị mới Mỗ Lao

    Hà Nội: Cắt giảm diện tích sàn xây dựng khu đô thị mới Mỗ Lao

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Quảng Nam: Điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp

    Quảng Nam: Điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Hà Nội duyệt quy hoạch chung xây dựng huyện Đan Phượng đến năm 2030

    Hà Nội duyệt quy hoạch chung xây dựng huyện Đan Phượng đến năm 2030

    Chính sách - Quy Hoạch
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Công trình, dự án mới

  • Nhà ở xã hội

  • Bất động sản Hà Nội

  • Quản lý chung cư

  • Kinh nghiệm mua bán nhà, đất

Desktop