logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Đặt cọc khoản tiền lớn để mua đất nền, nên hay không?

Cùng bạn đầu tư

07:56 | 22/07/2019

Nhằm chấn chỉnh tình trạng phân lô bán nền trái phép, mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã kiến nghị nhiều giải pháp, trong đó nhấn mạnh tới nguy cơ, rủi ro cho người dân khi đặt cọc số tiền quá lớn để mua đất nền

  • 5 Loại Thuế Bán Nhà Tại Việt Nam Và Hướng Dẫn Cách Khai Nộp Mới Nhất
  • Bán nhà chung cư đã có sổ hồng cần chuẩn bị giấy tờ gì? Các loại thuế phí phải nộp?
  • Đất 5% là gì? Có được mua bán, chuyển nhượng không?

Hành vi đặt cọc với mục đích "để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng trước thời điểm ký kết hợp đồng được đề cập sơ bộ tại Khoản 1, Điều 328, Bộ Luật Dân sự. Tuy nhiên, hành vi đặt cọc không được quy định trong Luật Kinh doanh bất động sản. Kẽ hở này vì thế được xem là lỗ hổng đáng lưu ý nhất.

Theo HoREA, giới đầu nậu đã lợi dụng kẽ hở trên để bán đất nền hình thành trong tương lại trái luật, dùng những phương thức như thỏa thuận hợp tác đầu tư; thỏa thuận góp vốn; thỏa thuận đặt cọc giữ chỗ với số tiền lớn, khiến khách hàng gặp nhiều rủi ro. Luật Kinh doanh bất động sản có quy định, chủ đầu tư dự án nhà đất hình thành trong tương lai sau khi ký hợp đồng chỉ được nhận thanh toán lần đầu của khách hàng số tiền không quá 30% giá trị hợp đồng.

Mặt khác, trong Bộ Luật Dân sự, hành vi đặt cọc cũng có sự bất cập nhất định. Theo quy định tại Điều 117, Bộ Luật Dân sự, điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là hoàn toàn tự nguyện; không trái với đạo đức xã hội cũng như không vi phạm điều cấm của luật. Hành vi đặt cọc gần như không có cơ sở chế tài. Lý do là, các bên phải tuân thủ hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nếu luật có quy định.

hành vi đặt cọc mua nhà đất hình thành trong tương lai
HoREA kiến nghị cần có chế tài cụ thể đối với hành vi đặt cọc mua bất động sản hình thành trong tương lai. (Ảnh: Dothi.net)

"Đặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng", Khoản 1, Điều 328, Bộ Luật Dân sự nêu rõ.

Với những phân tích trên, HoREA kiến nghị cần có quy định đối với hành vi đặt cọc khi mua bất động sản. Thậm chí, để đảm bảo an toàn cho khách mua nhà đất, cần phải nêu rõ chế tài trong những luật chuyên ngành. Chẳng hạn, phải vừa tuân thủ quy định của Luật Kinh doanh bất động sản và quy định của Bộ Luật Dân sự mới đảm bảo giao kết hợp đồng mua bán nhà đất hình thành trong tương lai (gồm cả đất nền) được thực hiện chặt chẽ.

Bộ Luật Dân sự hiện hành không quy định giới hạn hoặc tỷ lệ của giá trị đặt cọc trên giá giá trị của hợp đồng/hợp đồng dự kiến. Thay vào đó, các bên tham gia giao dịch tự thỏa thuận. Giới đầu nậu đã lợi dụng sự thiếu đồng bộ của pháp luật để bán đất nền hình thành trong tương lai trái luật, thỏa thuận đặt cọc và nhận tiền đặt cọc của người mua với giá trị lớn, khiến khách hàng bị thiệt hại.

Chiếu theo Luật Kinh doanh bất động sản, việc nhận đặt cọc mua đất nền cũng không phù hợp quy định. Theo quy định tại Luật này, chủ dự án nhà đất hình thành trong tương lai sau khi ký kết hợp đồng chỉ được phép thu lần đầu số tiền không quá 30 giá trị hợp đồng. Thế nhưng, thực tế cho thấy, không ít trường hợp bán nền (nhà) đất thu tiền cọc vượt xa khỏi tỷ lệ quy định. Người mua có thể chôn vốn lớn nếu dự án xảy ra sự cố. Nếu muốn đòi lại tiền, khách hàng cũng rơi vào thế yếu do thiếu quy định, chế tài về hành vi đặt cọc, chưa chặt chẽ, thậm chí còn quá lỏng lẻo.

Theo Vnexpress

Bài viết cùng chủ đề

  • Ôm nợ 10 năm vì mua đất xen kẹt tại Hà Nội

    Ôm nợ 10 năm vì mua đất xen kẹt tại Hà Nội

    Cùng bạn đầu tư
  • 4 kiểu giao dịch khiến nhà đầu tư địa ốc mất sạch vốn liếng

    4 kiểu giao dịch khiến nhà đầu tư địa ốc mất sạch vốn liếng

    Cùng bạn đầu tư
  • Ai trả phí hoàn công căn hộ chung cư?

    Ai trả phí hoàn công căn hộ chung cư?

    Cùng bạn đầu tư
  • Vướng điều này sẽ không công chứng được hợp đồng mua bán nhà đất

    Vướng điều này sẽ không công chứng được hợp đồng mua bán nhà đất

    Cùng bạn đầu tư
  • Nhất quyết không giao hợp đồng mua bán căn hộ bản gốc cho chủ đầu tư

    Nhất quyết không giao hợp đồng mua bán căn hộ bản gốc cho chủ đầu tư

    Cùng bạn đầu tư
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Công trình, dự án mới

  • Nhà ở xã hội

  • Bất động sản Hà Nội

  • Quản lý chung cư

  • Kinh nghiệm mua bán nhà, đất

Desktop