Trên cơ sở đó, tổng mức đầu tư tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên được UBND TP.HCM phê duyệt điều chỉnh từ 17.400 tỷ đồng lên mức 47.000 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư tuyến metro Bến Thành - Tham Lương cũng được điều chỉnh từ khoảng 26.000 tỷ đồng lên xấp xỉ 48.000 tỷ đồng.
|
Hai tuyến metro tại TP.HCM đã được gỡ vướng. Trong ảnh: Đoạn metro trên cao bắc qua Xa lộ Hà Nội hồi tháng 8/2019. (Ảnh: Hữu Khoa) |
Đánh giá của Bộ KH&ĐT nêu rõ, tuyến metro số 2 có đủ cơ sở để bố trí đủ vốn đầu tư ngoại và thực hiện theo tổng mức đầu tư điều chỉnh, được thể hiện qua các cam kết từ nhà tài trợ. Tương tự, tuyến metro số 1 cũng có đủ cơ sở để thực hiện các bước kế tiếp.
Tuy nhiên, Bộ KH&ĐT lưu ý rằng, để thực hiện dự án theo đúng tiến độ đã được điều chỉnh, cả 2 tuyến metro nói trên cần đảm bảo thu xếp đủ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương cũng như những nguồn vốn hợp pháp khác.
Chiều ngày 24/10 vừa qua, đại diện Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cho hay: "Như vậy về phía Trung ương cả hai Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Tài chính đã thống nhất, phần thủ tục còn lại thuộc thẩm quyền của thành phố".
Hồ sơ ở bước tiếp theo sẽ được hoàn thiện để trình Ban Thường vụ Thành ủy và UBND TP.HCM, sau đó xin HĐND TP ghi vốn. Kế đến, chính quyền TP sẽ phê duyệt vốn, làm thủ tục với TW. Lúc bấy giờ tổng vốn đầu tư mới của 2 tuyến metro mới có giá trị pháp lý để bố trí vốn cũng như ký hợp đồng vay.
Được biết, vào ngày 8/10/2019, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM đã có văn bản khẩn "cầu cứu" Thủ tướng cùng các Bộ Tài chính, KH&ĐT. Bởi lẽ, lãnh đạo TP lo ngại không kịp hoàn thiện thủ tục trình HĐND TP ghi vốn vào ký họp cuối năm nay.
Tổng chiều dài của tuyến metro số 1 xấp xỉ 20km, gồm 14 nhà ga hiện đại. Tính đến nay, công trình đã hoàn thành được 67% tổng khối lượng. Sau nhiều lần điều chỉnh tiến độ, dự kiến cuối năm 2021, tuyến metro này sẽ hoàn thành. Trong khi đó, tuyến metro số 2 (11,3km) chỉ mới xây tòa nhà điều hành. Dự kiến, công trình sẽ được hoàn thành vào năm 2026.