logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Cảnh báo 4 yếu tố kích "bong bóng" bất động sản

Tin thị trường

11:46 | 19/12/2014

Sự phát triển nóng của nền kinh tế, nới lỏng tín dụng, sản phẩm cao cấp lấn lướt thị trường, lực lượng nhà đầu tư thứ cấp gia tăng mạnh là những chân rết có thể hình thành "bong bóng" địa ốc trong năm 2017.

  • Năm 2017, doanh nghiệp bất động sản thành lập mới tăng 62%
  • VnREA: Nhà phố, đất nền trung tâm TP. Nha Trang tăng giá gấp đôi
  • Điểm lại 10 sự kiện bất động sản nổi bật tại Tp.HCM trong năm 2017

Hiệp hội BĐS Tp.HCM vừa qua đã dự báo khó có thể xảy ra "bong bóng" BĐS trong năm 2017 nhưng vẫn khuyến cáo, viễn cảnh "bong bóng" nhiều khả năng vẫn xảy ra bởi một số tác nhân dưới đây.

Sự phát triển nóng của nền kinh tế

Yếu tố này là nền tảng để phát sinh "bong bóng" BĐS. Điều này được lý giải bởi các doanh nhân và người dân sẽ dễ kiếm tiền, từ đó sẽ chuyển qua đầu tư BĐS hay mua BĐS làm của để dành. Điều có thể an tâm hiện nay là nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phục hồi, tăng trưởng chậm, chưa có biểu hiện phát triển thực sự nóng.

Sự buông lỏng chính sách tín dụng của nhà nước

Các ngân hàng hạ chuẩn, dễ dãi trong cho vay tín dụng, thiếu kiểm soát sử dụng vốn vay là điều kiện trực tiếp dẫn đến "bong bóng" BĐS. Ngân hàng Nhà nước hiện đang thực hiện chính sách tín dụng thận trọng, giám sát chặt chẽ, áp dụng cơ chế linh hoạt, có kiểm soát. Điều này cho thấy sẽ không có hiện tượng buông lỏng tín dụng như giai đoạn thị trường khủng hoảng cách đây một thập niên.

Mất cân bằng rổ hàng hóa: giá cao lấn lướt giá thấp

Trên thị trường, phân khúc BĐS cao cấp, du lịch nghỉ dưỡng đang phát triển nóng. Thị trường đã và đang xuất hiện tình trạng này. Tuy vậy, chỉ một yếu tố này chưa đủ điều kiện dẫn đến "bong bóng" BĐS. Tuy nhiên, Nhà nước cần điều chỉnh chính sách, cơ chế để điều tiết thị trường. DN cần tái cấu trúc đầu tư, tái cơ cấu dự án để điều chỉnh sản phẩm BĐS sang các phân khúc thị trường nhà ở có giá vừa túi tiền đang có nhu cầu thực và có tính thanh khoản cao.

4 nhân tố gây bong bóng BĐS
Các nhân tố vi mô giới đầu tư thứ cấp, rổ hàng hóa lệch về phân khúc cao cấp
cũng có thể dẫn đến "bong bóng" BĐS (Ảnh: Vũ Lê)

Thị trường được dẫn dắt bởi một số người đầu cơ chuyên nghiệp, tạo được sóng, lướt sóng kiếm lợi rất nhanh cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến "bong bóng". Trong 2 năm qua, lượng các nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp đã và đang gia tăng.Tỷ lệ này ở BĐS cao cấp là trên dưới 50%. Người tiêu dùng, nhà đầu tư thứ cấp do đó cần tỉnh táo để đưa ra quyết định đúng đắn, kịp thời, tránh đầu tư lướt sóng theo số đông. Dù vậy, BĐS thật sự cần được theo dõi chặt chẽ những diễn biến ở các địa bàn nóng, nhất là thị trường BĐS thứ cấp.

Lượng nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp tăng cao

Hiệp hội cũng dẫn nguồn nhiều dữ liệu thống kê về tín dụng cho thấy, thị trường vẫn nằm trong ngưỡng an toàn. Đến hết tháng 11/2016, tăng trưởng tín dụng cả nước đạt khoảng 14,57%. Tăng trưởng tín dụng tiền đồng lên đến 15,81%. Dư nợ tín dụng trên địa bàn Tp.HCM đạt 1,374 triệu tỷ đồng. Con số này tăng khoảng 16,4%, cao nhất nước, có khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2016 từ 18 đến 20%, tỷ lệ nợ xấu khoảng 3,79%.

Tín dụng vào thị trường BĐS Tp.HCM khoảng 150.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 10,6%. Con số này ghi nhận tăng 14,2% so với 2015. Nợ xấu BĐS theo đó chỉ chiếm khoảng 2,6%. Dư nợ vay tiêu dùng toàn TP với lãi suất khoảng 10%/năm, được tín chấp, hoặc có tài sản bảo đảm khoảng 202.000 tỷ đồng, chiếm 14,7% tổng dư nợ. Trong đó, có khoảng 38% tương đương hơn 70.000 tỷ đồng cho vay để xây nhà, sửa chữa nhà. Khoản vay nói trên được giám sát chặt chẽ để sử dụng đúng mục đích, vì người vay có thể chuyển tiền vay qua đầu tư BĐS.

Theo Vnexpress

Bài viết cùng chủ đề

  • Lao động trẻ đổ về vùng ven Tp.HCM mua nhà

    Lao động trẻ đổ về vùng ven Tp.HCM mua nhà

    Tin thị trường
  • Dồn dập dự án bàn giao nhà trước Tết

    Dồn dập dự án bàn giao nhà trước Tết

    Tin thị trường
  • 5 yếu tố tác động đến thị trường BĐS Tp.HCM năm 2017

    5 yếu tố tác động đến thị trường BĐS Tp.HCM năm 2017

    Tin thị trường
  • Đất vùng ven Tp.HCM tăng giá chóng mặt theo hạ tầng

    Đất vùng ven Tp.HCM tăng giá chóng mặt theo hạ tầng

    Tin thị trường
  • Giao dịch bất động sản năm 2016 có xu hướng giảm

    Giao dịch bất động sản năm 2016 có xu hướng giảm

    Tin thị trường
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Công trình, dự án mới

  • Nhà ở xã hội

  • Bất động sản Hà Nội

  • Quản lý chung cư

  • Kinh nghiệm mua bán nhà, đất

Desktop