logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Dự án công cộng sẽ được thực hiện trên “đất vàng” bỏ hoang

Tin thị trường

09:30 | 22/09/2014

Để giải quyết tình trạng “đất vàng” bị bỏ hoang lâu năm, TN & MT Hà Nội đã đề xuất phương án thu hồi chuyển đổi mục đích sang xây dựng các công trình công cộng.

  • Hà Nội: Hơn 600 dự án cần thu hồi đất trong năm 2021
  • 6 trường hợp sẽ được hỗ trợ việc làm khi Nhà nước thu hồi đất
  • Chậm triển khai nhiều năm, một dự án khu du lịch sinh thái ở Bình Thuận bị thu hồi

“Đất vàng” có dễ sinh lời?

Sở TN & MT Hà Nội vừa ban hành quyết định thu hồi dự án xây dựng tháp BIDV Diamond (3.344m2) trên đường Phạm Hùng (Từ Liêm, Hà Nội). Dự án nằm trong khu “đất vàng” với một ông chủ lớn là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) khi bị thu hồi đã gây nên chấn động lớn cho giới địa ốc.

Được biết, nguyên nhân dự án này bị thu hồi là do không triển khai trong suốt 12 năm qua. Bên cạnh đó, nhiều dự án chậm triển khai tại vị trí khu “đất vàng” này như: Dự án Castle Plaza tại 136 Hồ Tùng Mậu của một đại gia có tiếng với quy mô xây dựng hơn 12ha hay dự án Tháp Doanh nhân tại số 1 đường Thanh Bình, quận Hà Đông được triển khai trên khu đất 1.370m2, có vốn đầu tư từ Tập đoàn Anh Quân Strong … cũng có tên trong danh sách thu hồi.

Đánh giá các yếu tố tạo nên sự thành công của một dự án, ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD 3 cho rằng, vị trí là yếu tố tiên quyết.

Tuy nhiên, ông cũng khuyên các chủ đầu tư nên tỉnh táo khi lựa chọn vùng đất để đầu tư. Bởi không phải khu “đất vàng” nào cũng có tiềm năng thực sự. Nhất là trong bối cảnh Hà Nội hiện nay, khi mà lượng đất khu trung tâm không còn, các ông chủ đổ dồn vốn “săn” các dự án sắp bị thu hồi phải cẩn thận để tránh rơi vào vết xe đổ của các chủ đầu tư cũ.

Theo chuyên gia kinh tế, TS.Vũ Đình Ánh thì những khi đất có vị trí “vàng” thường phù hợp với các dự án cao cấp. Nhưng hiện nay thị hiếu người tiêu dùng lại hướng hẳn vào các dự án nhà ở xã hội hoặc dự án thương mại giá rẻ. Nếu cứ lao vào những dự án “đất vàng” thì độ rủi ro rất cao.

Theo Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Nghĩa cho biết, Trung tâm Phát triển Quỹ đất Hà Nội sẽ là đơn vị có trách nhiệm tiếp nhận tất cả các dự án nằm trong diện thu hồi. Dự tính mục đích sử dụng sau khi thu hồi sẽ nhằm phục vụ các mục đích công cộng như: Xây dựng trường học các cấp, nhà trẻ và bãi đỗ xe theo đúng kế hoạch của UBND TP.Hà Nội.

Dự án công cộng sẽ được thực hiện trên “đất vàng” bỏ hoang
Dự án "đất vàng" bỏ hoang lâu năm sẽ được quy hoạch xây dựng các dự án
công cộng. (Ảnh minh họa)

Đồng thời, ông Nghĩa cũng khẳng định: “Chuyện thu hồi dự án của chủ đầu tư này giao cho chủ đầu tư khác là hoàn toàn không có. Các khu đất bị thu hồi sẽ được tiến hành đấu thầu công khai trong trường hợp giao cho các doanh nghiệp khai thác.”

Theo đó, chủ đầu tư phải kí quỹ trước khi đấu thầu. Cụ thể, quỹ của một dự án 1 ha sẽ bằng 10% tổng mức đầu tư dự án. Trong trường hợp dự án không được triển khai thì chủ đầu tư sẽ mất số tiền này.

Chủ đầu tư thiếu năng lực, pháp luật lỏng lẻo

Mặc dù TP.Hà Nội đã công bố danh sách những dự án trong diện thu hồi nhưng đến nay, số lượng các dự án bị thu hồi vẫn rất ít. Chỉ những dự án trong tình trạng bỏ hoang nhiều năm, cỏ mọc um tùm là bị tịch thu, còn hàng loạt các dự án thi công nham nhở để giữ đất vẫn chưa bị “sờ gáy”.

Điển hình là siêu dự án Habico Tower trên đường Phạm Văn Đồng (Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Dự án này từng nổi đình nổi đám trong năm 2008 bởi mức giá “khủng” từ 75 – 100 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, siêu dự án này sau khi thi công đến sàn tầng 9 thì đã “đắp chiếu” cho tới nay vẫn chưa thấy động tính gì. Hay như dự án án Hattoco tại 110 đường Trần Phú (Hà Đông, Hà Nội) sau 5 năm triển khai cũng mới chỉ lạch bạch được đến tầng 9 và tới giờ vẫn “án binh bất động”. Hoặc dự án Hà Nội Times Tower tại Văn Phú, Hà Đông cũng mới chỉ xây xong tầng hầm và khung của 4 tầng nhà mặc dù đã tiến hành thi công được 4 năm….

Theo ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN & MT thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ hoang tại nhiều dự án là do sự chủ quan trong chính sách quản lý của Nhà nước. Cơ quan chức năng giao đất cho chủ đầu tư rồi bỏ mặc luôn, không giám sát xem các chủ đầu tư thực hiện nó như thế nào.

Tuy nhiên, theo ông, việc tuyển chọn nhà đầu tư không đủ năng lực là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng này.
Ông Võ cho biết thêm, nhiều ông chủ chỉ muốn có được số lượng đất càng nhiều càng tốt chỉ với mục đích dự trữ. Với khung pháp luật khuyến khích đấu thầu dự án, đấu giá quyền sử dụng đất sẽ hạn chế tối đa được tình trạng trên. Tuy nhiên, cơ chế chỉ định nhà đầu tư để giao đất của thành phố vô hình đang tiếp tay cho việc tích trữ đất của các doanh nghiệp.

Tại Nghị định 84 ban hành năm 2007 của Chính phủ đã quy định cụ thể thời gian bị thu hồi đói với dự án không đúng tiến độ và trường hợp nào đáng được gia hạn. Dù vậy, “tình trạng dự án găm đất rồi bỏ hoang vẫn diễn ra ở nhiều nơi do những người thực thi pháp luật yếu kém và lơi lỏng”, ông Võ nhấn mạnh.

Bộ Xây dựng đã đề xuất tạm dừng triển khai đốivới các dự án phát triển nhà ởm dự án khu đô thị chưa giải phóng mặt bằng, hoặc giải phóng mới đạt 30% diện tích tại các địa phương trên cả nước nhằm giải quyết tối đa tình trạng bỏ hoang ở các dự án.
Còn những dự án đã thực hiện giải phóng mặt bằng trên 30% diện tích, phương án giải quyết sẽ được giao cho các địa phương. Yêu cầu các địa phương này phải nhanh chóng, chủ động xử lý một cách tốt nhất nhằm đảm bảo tiến độ công trình, dự án.

Theo TPO

Bài viết cùng chủ đề

  • TP.Biên Hòa:

    TP.Biên Hòa: "Giải tỏa trắng", dân kêu ai?

    Tin thị trường
  • Xây mới chợ Tân Bình có thực sự hiệu quả?

    Xây mới chợ Tân Bình có thực sự hiệu quả?

    Tin thị trường
  • Tổng hợp tin tức, dự án bất động sản nổi bật tuần 3 tháng 9

    Tổng hợp tin tức, dự án bất động sản nổi bật tuần 3 tháng 9

    Tin thị trường
  • Gói tín dụng mới liệu có khả thi?

    Gói tín dụng mới liệu có khả thi?

    Tin thị trường
  • Doanh nghiệp chạy đua mở bán chung cư tại Hà Nội sau tháng Ngâu

    Doanh nghiệp chạy đua mở bán chung cư tại Hà Nội sau tháng Ngâu

    Tin thị trường
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Công trình, dự án mới

  • Nhà ở xã hội

  • Bất động sản Hà Nội

  • Quản lý chung cư

  • Kinh nghiệm mua bán nhà, đất

Desktop