logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Nợ xấu nhưng có tài sản bảo đảm là BĐS thì "không xấu"

Tin thị trường

08:01 | 17/06/2017

Theo quan điểm của Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA), nợ xấu của ngân hàng nhưng có tài sản bảo đảm thì không xấu vì tài sản thế chấp là BĐS thường chỉ được tổ chức tín dụng định giá phổ biến ở mức trên dưới 60% giá trị thực...

  • Năm 2017, doanh nghiệp bất động sản thành lập mới tăng 62%
  • VnREA: Nhà phố, đất nền trung tâm TP. Nha Trang tăng giá gấp đôi
  • Điểm lại 10 sự kiện bất động sản nổi bật tại Tp.HCM trong năm 2017

tài sản bảo đảm là BĐS
Nợ có tài sản bảo đảm là BĐS thì không phải nợ xấu

Góp ý về dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, HoREA đề nghị bổ sung thêm nguyên tắc nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của người đi vay, người bảo lãnh vay, người mua nhà trong các dự án BĐS mà chủ đầu tư đã thế chấp cho tổ chức tín dụng.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến ngày 31/12/2016, nợ xấu nội bảng của các tổ chức tín dụng đã lên đến hơn 160.000 tỷ đồng, chiếm 2,52% trong tổng dư nợ; tổng nợ xấu mà Công ty mua bán nợ VAMC đã mua nhưng chưa xử lý được là 195.000 tỷ đồng, chiếm 3,39% trong tổng dư nợ; tổng nợ xấu nội bảng và nợ xấu đã bán cho VAMC chưa được xử lý là hơn 345.000 tỷ đồng, chiếm 5,8% trong tổng dư nợ. Nếu tính gộp tổng số nợ xấu nội bảng và nợ xấu mà Công ty mua bán nợ VAMC đã mua nhưng chưa xử lý được và nợ có nguy cơ cao, dễ trở thành nợ xấu trên cơ sở tính toán thận trọng của NHNN thì con số này chiếm tỷ lệ khoảng 10,08% trong tổng dư nợ cho vay. Nợ xấu trên đã bao gồm cả hơn 90.000 tỷ đồng nợ đọng xây dựng cơ bản từ nhiều năm qua.

Theo HoREA, nợ xấu có liên quan mật thiết đến thị trường BĐS và các ngành có liên quan đến BĐS. Đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc có nhiều dự án BĐS "trùm mền", dở dang.

HoREA cho biết, riêng tại thị trường Tp.HCM đã có khoảng 500 dự án bị ngừng triển khai; nợ xấu thường được bảo đảm bằng tài sản thế chấp là BĐS, dự án BĐS, nhà ở đã hoàn thành, nhà ở hình thành trong tương lai. Và theo nhìn nhận của HoREA, nợ xấu nhưng có tài sản bảo đảm là BĐS thì không xấu vì khi thế chấp để vay tín dụng, BĐS thường chỉ được tổ chức tín dụng định giá phổ biến ở mức trên dưới 60% giá trị thực. Tài sản bảo đảm của nợ xấu có thể là tài sản của người đi vay, tài sản của bên thứ ba (người bảo lãnh vay tín dụng), cũng có thể là căn hộ của người mua nhà trong dự án mà chủ đầu tư đã thế chấp tại tổ chức tín dụng... Vì thế, khi xử lý nợ xấu, đề nghị cần xem xét bao quát các quyền lợi của tất cả các bên liên quan.

Về cơ bản, HoREA nhất trí với nhiều nội dung của dự thảo Nghị quyết này, tuy nhiên hiệp hội cũng đưa ra một số góp ý bổ sung. Thứ nhất, về đối tượng áp dụng (Điều 2 dự thảo), HoREA đề nghị bổ sung khoản "3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, người đi vay, người bảo lãnh vay, người mua nhà trong các dự án BĐS là tài sản bảo đảm".

Liên quan đến nguyên tắc xử lý nợ xấu (Điều 3 dự thảo), HoREA đề nghị bỏ mệnh đề mở đầu "Tổ chức mua bán xử lý nợ xấu tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:", vì theo hiệp hội, "Nguyên tắc xử lý nợ xấu" không chỉ được áp dụng cho "Tổ chức mua bán xử lý nợ xấu" mà còn áp dụng cho mọi chủ thể có liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu.

Hiệp hội cũng nhất trí với 4 nguyên tắc xử lý nợ xấu của dự thảo, tuy nhiên có đề nghị bổ sung thêm một nguyên tắc "5. Đảm bảo quyền lợi chính đáng của người đi vay, người bảo lãnh vay, người mua nhà trong dự án mà chủ đầu tư đã thế chấp cho tổ chức tín dụng".

Hiệp hội đã nhiều lần đề nghị sửa đổi Luật Kinh doanh BĐS để cho phép chuyển nhượng dự án theo cơ chế như nội dung được xác định tại điều 10 dự thảo "Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng" nhằm giải quyết tình trạng nhiều dự án BĐS bị ngừng triển khai hiện nay và coi việc chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng một phần dự án là hoạt động kinh doanh bình thường giữa các nhà đầu tư với nhau.

HoREA cho rằng, với việc ban hành cơ chế xử lý tài sản bảo đảm là dự án BĐS trong dự thảo "Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng" được Quốc hội xem xét thông qua lần này, sẽ mở đường cho việc sửa đổi Luật Kinh doanh BĐS trong thời gian tới.

Theo Tiền phong Online

Bài viết cùng chủ đề

  • Doanh nghiệp địa ốc Việt

    Doanh nghiệp địa ốc Việt "săn" vốn rẻ từ quỹ đầu tư ngoại

    Tin thị trường
  • Nguyên nhân nhiều dự án BĐS

    Nguyên nhân nhiều dự án BĐS "trùm mền" hồi sinh trở lại

    Tin thị trường
  • Nguồn cung BĐS gắn liền với đất tăng trưởng nhanh

    Nguồn cung BĐS gắn liền với đất tăng trưởng nhanh

    Tin thị trường
  • Dothi.net mở văn phòng tại Tp.HCM

    Dothi.net mở văn phòng tại Tp.HCM

    Tin thị trường
  • Hải Phòng tìm kiếm nhà đầu tư cho dự án nghìn tỷ

    Hải Phòng tìm kiếm nhà đầu tư cho dự án nghìn tỷ

    Tin thị trường
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Công trình, dự án mới

  • Nhà ở xã hội

  • Bất động sản Hà Nội

  • Quản lý chung cư

  • Kinh nghiệm mua bán nhà, đất

Desktop