Các cải cách về chính sách nhà ở, khả năng sinh lợi nhuận tốt hơn những thị trường lân cận được coi là 2 lý do chính tạo nên sự thu hút cho thị trường BĐS Việt Nam.
Sự thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam của lĩnh vực hoạt động kinh doanh BĐS đứng thứ 2 so với các lĩnh vực thu hút đầu tư khác trong suốt 8 tháng đầu năm 2016. Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 8 tháng, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 836,2 triệu USD với 34 dự án cấp mới, chiếm 5,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đây là những tín hiệu đáng mừng chứng tỏ thị trường BĐS Việt Nam đang rất hấp dẫn vốn đầu tư nước ngoài.
Là một thị trường nhiều tiềm năng
Sự thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài của thị trường BĐS Việt Nam trong năm 2015 và những tháng đầu năm 2016 là do những thay đổi tích cực về mặt chính sách cùng những yếu tố kinh tế cơ bản tốt – theo nghiên cứu của Tập đoàn Jones Lang LaSalle (JLL). Sự tăng trung bình 16% mỗi năm của kim ngạch xuất khẩu, chi phí sản xuất thấp hơn cũng là những yếu tố góp phần tạo nên sức hút cho thị trường BĐS Việt Nam.
Nỗ lực giảm lạm phát từ 9% vào năm 2012 xuống 1,4% vào năm 2016, sự ổn định của đồng VNĐ so với đồng USD càng khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài có nhiều niềm tin hơn để thực hiện các đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Những cải cách tích cực về chính sách là một yếu tố quan trọng tạo nên
sự thu hút cho thị trường BĐS Việt Nam hiện nay
Sự tham gia mạnh mẽ của Việt Nam vào các Hiệp định Thương mại tự do, cụ thể là TPP, sẽ mang về dòng vốn FDI. Điều này có ý nghĩa tích cực đến nền kinh tế, nâng cao hơn nữa tiềm năng sinh lợi của thị trường BĐS trong nước.
Sự cải cách tích cực về chính sách nhà đất cũng là lý do thúc đẩy sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Người nước ngoài tính từ tháng 7/2015 được mua tới 30% giá trị của các tòa chưng cư, được sở hữu tài sản đã mua trong vòng 50 năm, được mua tối đa 250 căn nhà ở tại mọi khu vực…
Giá nhà tại Việt Nam thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực, thị trường trẻ, nhu cầu về nhà ở lớn là 2 hấp dẫn của thị trường BĐS Việt Nam được ông Marc Townsend, Tổng giám đốc CBRE Việt Nam nhận định. Theo ông, thị trường BĐS Việt Nam đang có nhiều dấu hiệu ấm lên, thể hiện qua nguồn cung ra thị trường với số lượng ngày càng lớn và tốc độ rất nhanh.
Các chuyên gia của JLL dự đoán, giá bán tại các phân khúc căn hộ bình dân và trung cấp tại thị trường Tp.HCM sẽ tăng 10% trong 3 năm tới. Cùng với đó, họ kỳ vọng giá bán căn hộ cũng sẽ tăng từ 5-7%/năm.
Các chủ đầu tư cân nhắc kỹ lưỡng để cạnh tranh mạnh mẽ hơn với các đối thủ trên thị trường. Bằng chứng là giá bán căn hộ cao cấp chỉ tăng 9% trong 6 tháng đầu năm 2016, dù doanh số bán hàng tăng rất cao. Nhờ vậy, tỷ lệ bán được hàng của thị trường đã đạt mức khá cao là 60-70%.
Trong bối cảnh các dự án đang dần hoàn thiện, giá thuê và lợi nhuận cho vay dự kiến sẽ được giảm. Đồng thời, lãi suất vay sẽ tiếp tục giảm sẽ thúc đẩy giá bán tăng lên bởi mức lạm phát thấp trong năm 2015 – 2016.
Nhu cầu của người dân ngày càng cao
Các chuyên gia của JLL nhận định, trong vòng 3 năm tới, thị trường vẫn đủ sức hấp thụ lượng cung 745 tại thị trường Tp.HCM.
So với các nước trong khu vực, nguồn cung căn hộ hiện nay so với mật độ dân số tại Tp.HCM còn thấp. Thực tế, phân khúc căn hộ bình dân được khuyến khích đầu tư xây dựng để đáp ứng nhu cầu của người dân TP.
Đối với phân khúc căn hộ cao cấp, JLL cho biết, cứ 1000 dân thì có 3 căn. Đây là con số ngang với các TP lớn khác trong khu vực như Bangkok, Kuala Lumpur, Manila, cao hơn Jakarta.
Sự phục hồi của thị trường BĐS và nhà ở thương mại, sự tăng trưởng ổn định của tốc độ tăng và tỷ lệ lấp đầy là các yếu tố tạo nên hấp dẫn của thị trường BĐS Việt Nam – theo nhận định của ông Marc Townsend, Tổng giám đốc CBRE Việt Nam. Cũng theo ông, sự đầu tư mạnh của các nhà đầu tư nước ngoài vào các ngành kinh tế của Việt Nam, sự mở rộng thị trường của các tập đoàn đa quốc gia…sẽ làm tăng tỷ lệ hấp thụ sản phẩm văn phòng.