logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Thị trường địa ốc chuẩn bị chứng kiến đợt bùng nổ nhiều thương vụ M&A giá trị lớn

Tin thị trường

13:42 | 07/04/2017

Trong năm 2016 và lan cả sang 2017, xu thế M&A tiếp tục thể hiện sự bền bỉ với nhiều thương vụ lớn. Thị trường đón nhận hàng loạt những động thái đến từ nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc và Singapore.

  • Nhộn nhịp M&A bất động sản thời dịch Covid-19
  • Khó khăn về nguồn vốn khiến loạt dự án trên đất vàng đổi chủ
  • Hậu Covid-19, đại gia địa ốc tranh nhau thâu tóm quỹ đất

Chẳng hạn một nhà đầu tư Nhật mua lại 70% quyền sở hữu tòa nhà văn phòng A&B tại trung tâm TP. Hồ Chí Minh hay Creed Group hợp tác cùng hai nhà đầu tư trong nước là Phát Đạt và An Gia phát triển các dự án nhà ở thương mại.

Nhà đầu tư đến từ Singapore cũng tranh thủ thâu tóm nhiều dự án lớn như Keppel Land tham gia vào dự án Empire City, CapitaLand gia tăng sở hữu của mình ở dự án The Vista hoặc nổi bật nhất gần đây là sự kiện Mapletree mua lại toàn bộ khu phức hợp Kumho Asiana Plaza, đây là dự án tầm cỡ bậc nhất tại TP. Hồ Chí Minh.

Đầu năm 2017, những nhà đầu tư này tiếp tục có nhiều động thái trên thị trường M&A, như CapitaLand đã thâu tóm một khu đất rộng hơn 200ha ngay trung tâm quận 1 để chuẩn bị phát triển khu phức hợp thương mại, văn phòng cao tầng. Tiếp đó, mới đây nhất là việc tập đoàn Kepple Land đã nâng trần sở hữu cổ phần của mình tại dự án Sai Gon Centre nhằm từng bước thâu tóm toàn bộ dự án.

Về khối nội, đáng chú ý là "tay chơi" mới nổi An Gia Investment với sự hợp vốn của quỹ Creed của Nhật, đã mua lại 7 block thuộc khu dân cư phức hợp Lacasa (quận 7, TP HCM) từ Tập đoàn Vạn Phát Hưng trị giá 3.500 tỷ đồng.

Theo đó, Khu phức hợp Lacasa là một trong những dự án trọng điểm của Vạn Phát Hưng, nằm trên đường Hoàng Quốc Việt – Đào Trí, phường Phú Thuận, Quận 7, TP HCM. Quy mô dự án được quy hoạch khá lớn, gồm 6 block chung cư cao 28 đến 35 tầng và 1 tòa nhà văn phòng, khu nhà liền kề 66 căn và khu bệnh viện, trung tâm thương mại… được xây dựng trên tổng diện tích 6,35ha. Tuy nhiên dự án này đã “bất động” nhiều năm qua dù chủ đầu tư đã tạo quỹ đất từ năm 2004 và trở thành hàng tồn kho của Vạn Phát Hưng.

Còn tại một số đại hội cổ đông thường niên năm 2017 vừa diễn ra, nhiều công ty BĐS trong nước cũng đã công bố chiến lược săn lùng quỹ đất để mở rộng đầu tư.

Theo ông Sử Ngọc Khương - Giám đốc Bộ phận Đầu tư của Savills Việt Nam, hoạt động “tưng bừng” của M&A tại thị trường bất động sản Việt Nam với quy mô từ lớn đến nhỏ chính là một minh chứng cho sự tín nhiệm cao vào đà tăng trưởng và một chu kỳ phát triển mới bền vững. Với tầm nhìn một Việt Nam sở hữu nhiều cơ hội và tiềm năng, M&A sẽ tiếp tục là một hình thức mà đại đa số những nhà đầu tư sẽ dùng để tham gia vào thị trường, nhằm hiện thực hóa mục tiêu của họ.

Khi đó, M&A sẽ tiếp tục là xu thế thiết yếu khi thị trường dần trưởng thành hơn và các nhà đầu tư sẽ phải chứng tỏ bản lĩnh, kinh nghiệm, phong độ và cả đẳng cấp của mình để đạt được các cơ hội hợp tác, tham gia vào các thương vụ với có giá trị và tiềm năng lớn. Chúng ta có thể tiếp tục kỳ vọng vào sự bùng nổ của nhiều hoạt động M&A tiếp tục diễn ra trong năm 2017.

Theo các chuyên gia, hiện nay có thực trạng nhiều doanh nghiệp bất động sản có quỹ đất lớn nhưng do thiếu kinh nghiệm bán hàng, thiếu vốn hoặc chưa định hình được phân khúc nên không thể tiếp tục triển khai dự án. Thông qua hình thức mua bán sáp nhập (M&A) để “thâu tóm” dự án, các chủ đầu tư mới đã giúp giải quyết được một phần quan trọng hàng tồn kho, nợ xấu của thị trường bất động sản.

Các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, sau khi chuyển nhượng được dự án cho những doanh nghiệp có tiềm lực cũng đã thu lại được nguồn vốn, trả được nợ và tái khởi động những kế hoạch kinh doanh tiếp theo.

Theo Tri thức trẻ

Bài viết cùng chủ đề

  • Sập bẫy 'mua nhà giá cao'

    Sập bẫy 'mua nhà giá cao'

    Tin thị trường
  • Nhận định thị trường tốt, nhiều doanh nghiệp dồn vốn vào địa ốc

    Nhận định thị trường tốt, nhiều doanh nghiệp dồn vốn vào địa ốc

    Tin thị trường
  • "Ba không" lại nhiều "có": Chung cư cũ ở Hà Nội vẫn "sốt"

    Tin thị trường
  • Bất động sản đến hồi giảm giao dịch, tăng ‘lùm xùm’ tranh chấp

    Bất động sản đến hồi giảm giao dịch, tăng ‘lùm xùm’ tranh chấp

    Tin thị trường
  • Tá hỏa vì lỡ mua nhà trên cống

    Tá hỏa vì lỡ mua nhà trên cống

    Tin thị trường
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Công trình, dự án mới

  • Nhà ở xã hội

  • Bất động sản Hà Nội

  • Quản lý chung cư

  • Kinh nghiệm mua bán nhà, đất

Desktop