logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Bất bình khi là con cả nhưng không được chia thừa kế đất của bố mẹ

Tư vấn luật

07:55 | 13/08/2019

Hỏi: Gia đình tôi có 3 anh em ở tỉnh Hà Nam. Tôi là con cả, đã lập gia đình, mua nhà sống ở Hà Nội. Với lý do có kinh tế khá nhất nhà nên tôi không được chia thừa kế đất ở quê.

  • Thừa kế nhà, đất có cần nộp thuế phí hay không?
  • Người thừa kế nhà đất mất trước người lập di chúc, di sản chia thế nào?
  • Chồng viết di chúc để lại toàn bộ nhà đất cho con riêng, vợ có quyền đòi lại?

Tuy không giàu có nhưng bố mẹ tôi có đất đai quanh nhà khá rộng. Sau khi kết hôn, 2 em trai tôi vẫn ở chung cùng ông bà và cơi nới nhà rộng rãi hơn. Hiện tại, bố mẹ tôi đã qua đời song không có di chúc để lại. Gần đây, 2 em trai tôi bàn việc chia đất thừa kế. Họ nói rằng, tôi không có phần vì đã có nhà ở Hà Nội, kinh tế lại khá giả nhất.

Tôi rất bất bình, thấy như vậy là không công bằng. Đề đòi quyền thừa kế hợp pháp của mình, tôi phải làm gì thưa luật sư? Tài sản sẽ của bố mẹ để lại nhưng không có di chúc sẽ được chia đều cho các con?

Xin cảm ơn!

(Lục San)

thừa kế nhà đất của bố mẹ
"Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;" (Ảnh minh họa, nguồn: Internet)

Trả lời:

Điều 609, Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định: "Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc."

Những trường hợp thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 650, Bộ Luật Dân sự năm 2015 như sau:

 

"1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế."

Theo quy định tại Điều 651, Bộ Luật Dân sự năm 2015, những người thừa kế theo pháp luật có thứ tự như sau:

"a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

Căn cứ theo các quy định nêu trên, trường hợp bố mẹ bạn trước khi qua đời không có di chúc để lại, đồng thời không có ai khác cùng hàng thừa kế với 3 anh em bạn (mẹ đẻ, cha đẻ, mẹ nuôi, cha nuôi, con riêng, con nuôi của cha mẹ bạn) thì di sản thừa kế (nhà đất) sẽ được chia đều cho 3 người.

Bạn có thể thỏa thuận với 2 em trai và những người khác cùng hàng thừa kế (nếu có) nhằm bảo vệ quyền thừa kế hợp pháp của mình. Tuy nhiên, bạn có thể thỏa thuận để nhận phần di sản thừa kế ít hơn phần mà bạn đáng lẽ được hưởng nếu thấy mình có điều kiện kinh tế khá giả hơn và muốn chia sẻ với các em.

Song, nếu không thể thỏa thuận được với 2 em trai, bạn có thể khởi kiện ra TAND nơi 2 em bạn đang cư trú để được giải quyết theo quy định hiện hành của pháp luật. 

Luật sư Đỗ Trọng Linh
(Công ty luật Bảo An, Hà Nội)

Theo Vnexpress

Bài viết cùng chủ đề

  • Quy định về hồ sơ, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm sang đất ở?

    Quy định về hồ sơ, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm sang đất ở?

    Tư vấn luật
  • Phải làm gì khi mua chung đất nhưng không có tên trong sổ đỏ?

    Phải làm gì khi mua chung đất nhưng không có tên trong sổ đỏ?

    Tư vấn luật
  • Thủ tục và cách phòng tránh rủi ro khi mua đất thế chấp ngân hàng

    Thủ tục và cách phòng tránh rủi ro khi mua đất thế chấp ngân hàng

    Tư vấn luật
  • Thắc mắc về việc góp quyền sử dụng đất thành lập công ty bất động sản

    Thắc mắc về việc góp quyền sử dụng đất thành lập công ty bất động sản

    Tư vấn luật
  • Có được bồi thường đất ở khi bị thu hồi đất nông nghiệp?

    Có được bồi thường đất ở khi bị thu hồi đất nông nghiệp?

    Tư vấn luật
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Sổ đỏ, sổ hồng

  • Quản lý, sử dụng nhà, đất

  • Thu hồi đất

  • Mua bán nhà, đất

  • Xây dựng - Hoàn công

Desktop