Theo dự báo của CBRE, trong năm tới, châu Á - Thái Bình Dương sẽ là khu vực nhận được vốn đầu tư từ phần lớn các quỹ, giúp doanh số từ hoạt động gọi vốn nói chung tăng lên mức 5% trong năm 2015.
Bảng thống kê tổng nguồn vốn các quỹ đầu tư vốn cổ phần tại châu Á–Thái Bình Dương
tích lũy. Ảnh: CBRE
Tổng khối lượng quỹ đầu tư vốn cổ phần của khu vực châu Á – Thái Bình Dương đạt được trong năm 2014 là 14 tỉ USD, so với mức kỉ lục 28 tỉ USD của năm 2007 thì con số này thấp hơn rất nhiều, nhưng đây lại là mức cao nhất từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (GFC). Theo dự đoán của CBRE, sẽ tiếp tục có nhiều biến chuyển tích cực tỏng hoạt động gọi vốn đầu tư của khu vực này trong năm 2015.
Đã có 42 quỹ đầu tư vốn cổ phần vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2014, so với những năm trước đó thì con số này đã tăng hơn hẳn. Có được điều này là nhờ vào sự gia tăng nhu cầu của các nhà đầu tư tỏng việc tiếp cận khu vực này.
Châu Á - Thái Bình Dương vẫn được đánh giá sẽ là mục tiêu trọng điểm đối với các nhà đầu tư quốc tế, bởi, ngày càng có nhiều nhà đầu tư mới tìm kiếm cơ hội đa dạng hóa loại hình kinh doanh và đầu tư dài hạn tại đây.
Nhưng vẫn còn nhiều nhà đầu tư đa quốc gia gặp phải những khó khăn nhất định khi thực hiện đầu tư trực tiếp vào châu Á - Thái Bình Dương vì tính thiếu minh bạch của một số thị trường tại khu vực này và kinh nghiệm của ngay bản thân họ cũng không nhiều. Vì lẽ đó nên các nhà đầu tư hiện đang có xu hướng rót vốn vào các quỹ đầu tư mới được thành lập.
Giám đốc Điều hành, Bộ phận Tư vấn Thị trường vốn đầu tư CBRE châu Á - Thái Bình Dương Nick Crockett cho biết: Nhờ sự hồi phục của nền kinh tế và tính thanh khoản của thị trường tăng đã thúc đẩy sự gia tăng của các hoạt động đầu tư bất động sản. Các nhà đầu tư Mỹ và châu Âu đang dần có niềm tin trở lại và bắt đầu rót vốn vào các khu vực ngoài biên giới quốc gia, châu Á - Thái Bình Dương là một trong số đó.
Ông Crockett cho biết thêm, họ nhận thấy, so với giai đoạn trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các nhà đầu tư đã ít tập trung vào các quỹ đầu tư cơ hội mà chủ yếu xem xét khả năng gia tăng giá trị của nguồn vốn, thẩm định giá trị của nguồn vốn dài hạn, đa dạng hóa các hạng mục đầu tư toàn cầu. Và giá trị thặng dư không còn được xem là động lực hàng đầu trong việc đầu tư vào châu Á - Thái Bình Dương của các đơn vị đầu tư này.