Dự án lớn của thị trường bị thanh tra, xử phạt; hàng ngàn lô đất "lọt sổ" bất thường tại Đà Nẵng; Nhà đầu tư thứ cấp lẳng lặng rút lui khỏi thị trường bất động sản... là những tin tức nổi bật về thị trường địa ốc trong tuần vừa qua.
|
Thị trường bất động sản tuần qua có nhiều biến động. (Ảnh minh họa). |
Không có giấy phép xây dựng, FLC bị xử phạt 50 triệu đồng
Thông tin trên được ông Chu Văn Đức, Đội trưởng Đội thanh tra quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết vào ngày 9/4 vừa qua.
Cụ thể, ông Đức cho biết, sáng ngày 9/4, Thanh tra của Sở Xây dựng Hà Nội đã chủ trì cùng thanh tra của quận Nam Từ Liêm phối hợp thực hiện thanh tra dự án FLC Complex 36 Phạm Hùng. Dẫn đầu đoàn thanh tra là Phó Chánh thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội, ông Hoàng Ngọc Vinh với nội dung được đưa ra kiểm tra là tất cả những giấy tờ thủ tục có liên quan đến dự án cũng như điều kiện khởi công xây dựng công trình và thiết kế kỹ thuật của dự án.
Trước đó, Thanh tra xây dựng quận Nam Từ Liêm đã tiến hành kiểm tra dự án FLC Complex Tower 36 Phạm Hùng 2 lần và đã lập biên bản, yêu cầu đình chỉ thi công công trình vì không có giấy phép xây dựng.
Đà Nẵng: 17.000 lô đất "lọt sổ" bất thường
UBND TP. Đà Nẵng đã nhận được bản kiểm điểm của 17 ban quản lý các dự án thực hiện công tác bồi thường, giải tỏa, bố trí tái định cư, nhưng các đơn vị này khẳng định rằng, không có chuyện họ giấu đất.
Ngày 9/4, Chánh Văn phòng UBND TP. Đà Nẵng, ông Võ Văn Thương cho biết: TP sẽ tiến hành kiểm tra tất cả các đơn vị có liên quan dù họ đã nộp kiểm điểm và không thừa nhận giấu đất. Nếu TP phát hiện ra được có việc giấu đất, biết rõ người là người giấu và cơ quan nào giấu thì sẽ xử lý một cách nghiêm túc.
Ông Thương nói thêm, TP Đà Nẵng hàng năm đều có cuộc tổng rà soát quỹ đất TĐC và yêu cầu phân bố nền đối với người dân. Song, vì một số những lý do đến từ khách quan và có cả chủ quan nên việc tổng rà soát chưa thực sự đảm bảo. Khi TP thực hiện chỉ đạo việc rà soát một cách quyết liệt, cụ thể, khoa học đã xác định được số lô thừa còn đến 17.000 lô. Sở dĩ, hàng ngàn lô đất TĐC bị thừa như vậy mà TP không biết là do ban lãnh đạo chưa nắm hết được tất cả các số liệu cũng như số lô đất và việc thống kê chưa thực sự sát với thực tế, trển khai kế hoạc thống kê chưa khoa học. Khi phát hiện ra những vướng mắc còn tồn tại, nhất định TP sẽ đưa ra được những hướng xử lý tốt nhất.
Đất nền tại Hà Nội đang được ráo riết "săn" để đầu tư
Trên thị trường BĐS Hà Nội hiện nay đang diễn ra một hiện tượng ít thấy là, giá bán được tính theo m2 tại nhiều dự án căn hộ chung cư đang bị đẩy lên cao, ngang ngửa với đất nền. Thực tế đó đã thúc đẩy cả người đầu tư và người tìm mua nhà đất nhanh nhạy bắt đầu chuyển hướng sang "săn" đất nền.
Trong khi, từ trước tới nay, nếu giao dịch được tính theo m2 thì đất nền luôn có giá cao hơn, thậm chí là bỏ xa so với căn hộ thuộc các dự án chung cư. Đến nay, giá bán của cả 2 loại hình bất động sản này lại trở về ngang ngửa nhau. Thực tế này đã mở ra nhiều cơ hội tốt dành cho đối tượng là người mua nhà có nhu cầu thực cũng như các chủ đầu tư. Bởi, cùng như mức giái chung cư, nhưng khi mua đất nền, người mua có thể tự xây nhà ở theo ý mình và ở thoải mái hơn, không phải chịu những khoản phí dịch vụ liên quan.
Nhà đầu tư thứ cấp “lẳng lặng” thoái lui khỏi thị trường bất động sản
Thị trường ấm lên, niềm tin của người mua quay trở lại, thanh khoản tốt, rất nhiều chủ đầu tư cũ đã chớp cơ hội này để khởi động lại các dự án của mình, hàng loạt những nhà đầu tư mới, có tiềm lực cũng nhanh chóng nhập cuộc chơi. Nhưng, có một xu hướng khá lạ đang được diễn ra, đó là các nhà đầu tư thứ cấp lại lẳng lặng rút khỏi thị trường.
Song, hành động thoái lui khỏi thị trường bất động sản của các nhà đầu tư thứ cấp, đặc biệt là giới đầu tư đất nền là có những nguyên nhân thực tế của nó.T
Thời gian cấp sổ đỏ và đăng ký biến động đất đai tại Hà Nội được rút ngắn
Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội cho cho biết, hiện TP đã hoàn thành về cơ bản tiến độ của Dự án hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai của thành phố Hà Nội (dự án VLAP).
Sau khi dự án được triển khai thí điểm tại 3 huyện là Đan Phượng, Quốc Oai và Ứng Hòa, thì đã có hơn 404.480 thửa đất được thực hiện kê khai đăng ký trong tổng 454.480 thửa; có 260.418 tấm sổ đỏ đã được ký, đạt được 74,4% so với số hồ sơ rà soát chuyển huyện xét duyệt.
Hiện, Ban quản lý dự án VLAP Hà Nội đang tiếp tục hoàn thiện gói thầu tích hợp cơ sở dữ liệu địa chính đối với tất cả các thửa đất của 66 xã, thị trấn thực hiện dự án và bắt tay vào vận hành thử một số các ứng dụng về thông tin của thửa đất qua mạng dữ liệu như: hình thức nhắn tin vào tổng đài để nhận được thông tin diện tích cũng như tình trạng pháp lý của thửa đất đó; đồng thời, tiến hành triển khai vận hành hệ thống quản lý hồ sơ địa chính trên phần mềm VILIS đối với Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội và 3 văn phòng đăng ký cấp huyện.